Như thế nào là ngân hàng liên kết? Có thể liên kết ví điện tử với nhiều thẻ ghi nợ mở tại các ngân hàng liên kết không?
- Như thế nào là ngân hàng liên kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
- Chủ ví điện tử có thể liên kết ví điện tử với nhiều thẻ ghi nợ của chính mình mở tại các ngân hàng liên kết không?
- Chủ ví điện tử có được rút tiền từ ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng liên kết không?
Như thế nào là ngân hàng liên kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán?
Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
10. Khả năng chi trả của thành viên quyết toán (sau đây gọi là khả năng chi trả) bao gồm toàn bộ số dư Có trên tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm xử lý quyết toán bù trừ điện tử và hạn mức thấu chi được cấp để xử lý quyết toán bù trừ điện tử.
11. Ngân hàng hợp tác là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
12. Ngân hàng liên kết là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng ví điện tử mở tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ và tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với ví điện tử của chính khách hàng.
13. Giấy phép là Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ sung Giấy phép là một bộ phận không tách rời của Giấy phép.
Theo đó, ngân hàng liên kết trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được hiểu là ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi khách hàng sử dụng ví điện tử mở tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ.
Tài khoản đồng Việt Nam và thẻ ghi nợ này được khách hàng sử dụng để liên kết với ví điện tử của chính khách hàng.
Như thế nào là ngân hàng liên kết? Có thể liên kết ví điện tử với nhiều thẻ ghi nợ mở tại các ngân hàng liên kết không? (Hình từ Internet)
Chủ ví điện tử có thể liên kết ví điện tử với nhiều thẻ ghi nợ của chính mình mở tại các ngân hàng liên kết không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 24 Thông tư 40/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Việc liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam, thẻ ghi nợ của chính khách hàng tại ngân hàng liên kết
...
5. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải thỏa thuận với ngân hàng liên kết và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử về quy trình, cách thức liên kết ví điện tử với tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
6. Khách hàng được liên kết ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng mở tại các ngân hàng liên kết.
Theo đó, khách hàng có quyền liên kết ví điện tử với một hoặc nhiều tài khoản đồng Việt Nam và/hoặc thẻ ghi nợ của chính khách hàng mở tại các ngân hàng liên kết.
Như vậy, chủ ví điện tử có thể liên kết ví điện tử với nhiều thẻ ghi nợ của chính mình mở tại các ngân hàng liên kết.
Chủ ví điện tử có được rút tiền từ ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng liên kết không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 40/2024/TT-NHNN như sau:
Sử dụng dịch vụ ví điện tử
1. Việc nạp tiền vào ví điện tử được thực hiện thông qua:
a) Nộp tiền mặt vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cho dịch vụ ví điện tử) mở tại ngân hàng hợp tác;
b) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
c) Nhận tiền từ tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
d) Nhận tiền từ ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);
đ) Nhận tiền từ ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở).
2. Chủ ví điện tử được sử dụng ví điện tử để:
a) Rút tiền ra khỏi ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam của chủ ví điện tử tại ngân hàng liên kết;
b) Chuyển tiền đến tài khoản đồng Việt Nam mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Chuyển tiền đến ví điện tử khác trong cùng hệ thống (do một tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử mở);
d) Chuyển tiền đến ví điện tử khác ngoài hệ thống (do tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử khác mở);
đ) Thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ; nộp phí, lệ phí cho các dịch vụ công hợp pháp theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, chủ ví điện tử có quyền rút tiền từ ví điện tử về tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng liên kết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?