Những ai có quyền đăng ký sáng chế của Nhà nước? Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ là gì? Đơn đăng ký sáng chế cần đáp ứng các yêu cầu gì?

Tôi muốn đăng ký sáng chế nhưng không biết sáng chế của mình có đủ điều kiện để đăng ký hay không? Mình có quyền được đăng ký sáng chế hay không? Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong được giải đáp ạ!

Sáng chế là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

[...]

12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

[...]”

Theo đó, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Đối tượng được đăng ký sáng chế

Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ là gì?

Căn cứ Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có trình độ sáng tạo;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Có tính mới;

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, để đăng ký sáng chế bạn cần đáp ứng được các điều kiện:

Bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế thì:

- Có tính mới;

- Có trình độ sáng tạo;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì:

- Có tính mới;

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Những ai có quyền đăng ký sáng chế của Nhà nước?

Căn cứ Điều 9 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định về quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước như sau:

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.

- Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

- Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó.

Đơn đăng ký sáng chế cần đáp ứng các yêu cầu gì?

Căn cứ Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế như sau:

- Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế.

- Phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;

+ Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;

+ Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.

- Phạm vi bảo hộ sáng chế phải được thể hiện dưới dạng tập hợp các dấu hiệu kỹ thuật cần và đủ để xác định phạm vi quyền đối với sáng chế và phải phù hợp với phần mô tả sáng chế và hình vẽ.

- Bản tóm tắt sáng chế phải bộc lộ những nội dung chủ yếu về bản chất của sáng chế.

Như vậy, để đăng ký sáng chế đơn đăng ký của bạn phải đảm bảo được các yêu cầu trên.

Đăng ký sáng chế
Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức nào? Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được xác định như thế nào?
Pháp luật
Đơn PCT vào giai đoạn quốc gia là gì? Thời hạn nộp đơn PCT vào giai đoạn quốc gia là khi nào theo quy định?
Pháp luật
Đơn đăng ký sáng chế không được thụ lý thì có được quyền phản đối và yêu cầu thẩm định lại không?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đăng ký sáng chế vật liệu sinh học là mẫu nào? Đơn đăng ký sáng chế không thể mô tả đầy đủ được cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Được nộp Đơn đăng ký sáng chế mật dưới dạng điện tử không? Đơn đăng ký sáng chế mật bao gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Nhiều cá nhân cùng tạo ra một sáng chế thì việc đăng ký sáng chế được thực hiện khi tất cả đồng ý đúng không?
Pháp luật
Sáng chế mật là gì? Quy định về xử lý đơn đăng ký sáng chế mật và văn bằng bảo hộ sáng chế mật được giải mật?
Pháp luật
Việc thẩm định nội dung của đơn đăng ký sáng chế mật được thực hiện trong thời hạn bao lâu? Trường hợp giải mật đơn đăng ký sáng chế mật?
Pháp luật
Thủ tục yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế của người thứ ba cấp Trung ương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chỉ có tác giả tạo ra sáng chế mới có quyền đăng ký sáng chế đó đúng không? Người nộp đơn đăng ký sáng chế được yêu cầu hưởng quyền ưu tiên không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký sáng chế
2,734 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký sáng chế Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký sáng chế Xem toàn bộ văn bản về Yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào