Những ai có thể làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý? Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào?
Những ai có thể làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về cộng tác viên trợ giúp pháp lý như sau:
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý
1. Ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý.
Theo đó, những người có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý là người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý, bao gồm những người sau đây:
- Trợ giúp viên pháp lý;
- Thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án;
- Kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát;
- Điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự;
- Chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước.
Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Theo Điều 16 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
Bước 01: Nộp hồ sơ
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nếu có nguyện vọng làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp thì gửi 01 bộ hồ sơ đến Trung tâm ở địa phương nơi mình cư trú. Hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên bao gồm:
- Đơn đề nghị làm cộng tác viên theo mẫu;
- Giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú và 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.
Việc nộp hồ sơ đề nghị làm cộng tác viên được thực hiện như sau:
- Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, người đề nghị làm cộng tác viên cần:
+ Nộp các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này;
+ Xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
- Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người đề nghị làm cộng tác viên gửi:
+ Các giấy tờ quy định tại điểm a, và điểm c khoản 1 Điều này;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã nghỉ hưu theo quy định;
- Trường hợp gửi qua fax, hình thức điện tử, người đề nghị làm cộng tác viên gửi các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này đến Trung tâm.
Bước 02: Lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên
- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm lựa chọn hồ sơ trình Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho người đề nghị làm cộng tác viên và thông báo rõ lý do bằng văn bản.
Bước 03: Quyết định cấp thẻ cộng tác viên
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do Giám đốc Trung tâm trình, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, quyết định cấp thẻ cộng tác viên theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Bộ Tư pháp cấp phôi thẻ cộng tác viên.
- Trường hợp từ chối phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị làm cộng tác viên. Người bị từ chối có quyền khiếu nại đối với việc từ chối cấp thẻ cộng tác viên. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trợ giúp pháp lý có nghĩa là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp pháp lý được hiểu là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?