Những ai được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội? Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra bao lâu một lần?
Những ai được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Căn cứ vào Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự.
2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do để Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
Như vậy, những người được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
- Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
- Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra bao lâu một lần?
(Hình từ Internet)
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội diễn ra bao lâu một lần?
Căn cứ vào Điều 61 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Thời gian tiến hành phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.
2. Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hay của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.
Khi cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội họp theo quyết định của Chủ tịch Quốc hội hoặc khi có đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ hay của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ai là người quyết định thời gian phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Căn cứ vào Điều 62 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Dự kiến chương trình và quyết định triệu tập phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình, quyết định thời gian họp và các biện pháp bảo đảm. Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị những nội dung được Chủ tịch Quốc hội phân công.
2. Theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, căn cứ vào chương trình công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và tình hình, tiến độ chuẩn bị các nội dung dự kiến trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chuẩn bị dự kiến chương trình phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp. Dự kiến chương trình phiên họp phải được gửi xin ý kiến các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội trước khi trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội gửi dự kiến chương trình phiên họp đã được Chủ tịch Quốc hội quyết định đến cơ quan, tổ chức có nội dung trình Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp; gửi dự kiến chương trình phiên họp cùng với quyết định triệu tập phiên họp đến thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp.
4. Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm chuẩn bị, thẩm tra các dự án, báo cáo thuộc nội dung chương trình phiên họp theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Như vậy, Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo việc chuẩn bị phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự kiến chương trình, quyết định thời gian họp và các biện pháp bảo đảm. Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị những nội dung được Chủ tịch Quốc hội phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?