Những cá nhân nào thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính? Mẫu đơn đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân?
Những cá nhân nào thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính?
Đối tượng cấp chứng thư số được quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Đối tượng cấp chứng thư số
1. Cá nhân thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số, chữ ký số theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật được cấp chứng thư số cá nhân. Thiết bị lưu khóa bí mật SIM PKI chỉ được cấp cho các cá nhân thuộc phạm vi áp dụng SIM PKI được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật, thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số cơ quan, tổ chức theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính được cấp chứng thư số cơ quan, tổ chức.
3. Đơn vị chủ quản hoặc đơn vị vận hành hệ thống thông tin có nhu cầu sử dụng chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm được cấp chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
Như vậy, cá nhân thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính là cá nhân thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số, chữ ký số theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật được cấp chứng thư số cá nhân.
Lưu ý: Thiết bị lưu khóa bí mật SIM PKI chỉ được cấp cho các cá nhân thuộc phạm vi áp dụng SIM PKI được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Những cá nhân nào thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân thuộc Bộ Tài chính là mẫu nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Quy trình cấp mới chứng thư số
1. Cấp mới chứng thư số cho cá nhân:
a) Cá nhân đề nghị cấp chứng thư số theo Mẫu 01 tại Phụ lục kèm theo Quy chế, lấy xác nhận của lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp, gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính.
b) Cục Tin học và Thống kê tài chính gửi đề nghị cấp mới chứng thư số theo Mẫu 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 185/2019/TT-BQP đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin (trong vòng 01 ngày sau khi nhận được đề nghị của cá nhân có đầy đủ thông tin theo quy định).
c) Cục Tin học và Thống kê tài chính tiếp nhận thiết bị lưu khóa bí mật từ Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, bàn giao cho cá nhân được cấp chứng thư số, hỗ trợ cài đặt phần mềm liên quan tại máy tính của thuê bao và hướng dẫn sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật cho thuê bao. Biên bản bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật theo Mẫu 06 tại Phụ lục kèm theo Quy chế.
...
Như vậy, mẫu đơn đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân thuộc Bộ Tài chính được quy định theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020.
TẢI VỀ mẫu đơn đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân tại đây.
Chứng thư số cá nhân được thay đổi, bổ sung thông tin trong trường hợp nào?
Trường hợp thay đổi, bổ sung thông tin chứng thư số được quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Trường hợp gia hạn, thay đổi, bổ sung thông tin chứng thư số
1. Trường hợp gia hạn hiệu lực của chứng thư số: Chứng thư số còn thời hạn sử dụng ít nhất 60 ngày và chưa được gia hạn lần nào; đồng thời thuê bao vẫn thuộc phạm vi được sử dụng chứng thư số quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy chế này sau thời điểm chứng thư số hết hạn hiệu lực.
2. Trường hợp thay đổi, bổ sung thông tin chứng thư số: Chứng thư số còn thời hạn sử dụng ít nhất 60 ngày; đồng thời có thông tin trên chứng thư số không còn đúng với thực tế hoặc có thông tin cần bổ sung vào chứng thư số, áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Đối với chứng thư số cá nhân:
a1) Thay đổi tổ chức, đơn vị công tác mà tổ chức, đơn vị mới vẫn thuộc Bộ Tài chính;
a2) Thay đổi địa chỉ thư điện tử;
a3) Thay đổi thẩm quyền đối với tổ chức, đơn vị; thay đổi chức danh nhà nước.
b) Đối với chứng thư số cơ quan, tổ chức:
b1) Cơ quan, tổ chức đổi tên hoặc địa chỉ hoạt động, địa chỉ liên lạc;
b2) Cần bổ sung hoặc thay đổi thông tin mã số thuế, mã số đơn vị quan hệ ngân sách hoặc các loại mã số khác gắn với tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
c) Đối với chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm: Thiết bị, dịch vụ, phần mềm đổi tên hoặc được nâng cấp phiên bản, bổ sung tính năng mà thông tin không phù hợp với thông tin trong chứng thư số.
Như vậy, theo quy định, chứng thư số cá nhân được thay đổi, bổ sung thông tin trong các trường hợp sau đây:
(1) Có thông tin trên chứng thư số không còn đúng với thực tế;
(2) Có thông tin cần bổ sung vào chứng thư số:
- Thay đổi tổ chức, đơn vị công tác mà tổ chức, đơn vị mới vẫn thuộc Bộ Tài chính;
- Thay đổi địa chỉ thư điện tử;
- Thay đổi thẩm quyền đối với tổ chức, đơn vị; thay đổi chức danh nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?