Những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định phòng chống rửa tiền bao gồm dấu hiệu nào?
Những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định phòng chống rửa tiền bao gồm dấu hiệu nào?
Theo Điều 31 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán
1. Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.
2. Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
3. Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
4. Khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại.
5. Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong khoảng thời gian ngắn.
6. Tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
7. Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.
8. Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
Như vậy, những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định phòng chống rửa tiền bao gồm:
- Giao dịch mua, bán chứng khoán có dấu hiệu bất thường trong một ngày hoặc một số ngày do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện.
- Công ty chứng khoán chuyển tiền không phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Người không cư trú chuyển số tiền lớn từ tài khoản giao dịch chứng khoán hoặc thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư chứng khoán để chuyển tiền ra khỏi Việt Nam.
- Khách hàng thường xuyên bán tất cả cổ phiếu trong danh mục đầu tư và đề nghị công ty chứng khoán ký ủy nhiệm chi để khách hàng rút tiền mặt từ ngân hàng thương mại.
- Khách hàng đầu tư bất thường vào nhiều loại chứng khoán không có lợi trong khoảng thời gian ngắn.
- Tài khoản chứng khoán của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền lớn không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
- Giao dịch mua, bán chứng khoán có nguồn tiền từ quỹ đầu tư được mở ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền.
- Nhà đầu tư nước ngoài cư trú ở quốc gia, vùng lãnh thổ có rủi ro cao về rửa tiền góp vốn thành lập quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.
Những dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán theo quy định phòng chống rửa tiền bao gồm dấu hiệu nào? (hình từ internet)
Báo cáo giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán với cơ quan nào?
Theo Điều 26 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định như sau:
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp sau đây:
a) Khi biết giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo, người bị kết án và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch là tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của bị can, bị cáo, người bị kết án đó. Việc xác định bị can, bị cáo, người bị kết án theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ tài sản trong giao dịch liên quan đến rửa tiền được xác định từ việc xem xét, thu thập và phân tích thông tin khi khách hàng, giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu đáng ngờ quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này và có thể từ các dấu hiệu khác do đối tượng báo cáo xác định.
2. Khi phát hiện dấu hiệu đáng ngờ ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này, đối tượng báo cáo, các Bộ, ngành có liên quan thông báo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ bổ sung các dấu hiệu đáng ngờ theo các ngành, lĩnh vực ngoài các dấu hiệu quy định tại các điều 27, 28, 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này.
Như vậy, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ trong lĩnh vực chứng khoán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Theo Điều 5 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định nguyên tắc trong phòng, chống rửa tiền bao gồm:
- Việc phòng, chống rửa tiền phải thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia; bảo đảm hoạt động bình thường về kinh tế, đầu tư; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; chống lạm quyền, lợi dụng việc phòng, chống rửa tiền để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hành vi rửa tiền phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Biện pháp phòng, chống rửa tiền phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền ban hành lệnh giới nghiêm đúng không? Trong trường hợp nào thì lệnh giới nghiêm được ban bố?
- Lệnh thiết quân luật là gì? Ai quyết định bãi bỏ lệnh thiết quân luật? Lệnh thiết quân luật phải xác định các nội dung gì?
- Đáp án cuộc thi trực tuyến Đoàn viên thanh niên học sinh sinh viên tìm hiểu pháp luật tỉnh Lâm Đồng năm 2024 thế nào?
- Tải về mẫu biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ trong tố tụng dân sự?
- Thông tư 73/2024 về công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của CSGT?