Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào được xem xét đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa?
- Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào được xem xét đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa?
- Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan có trách nhiệm gì trong việc quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh?
- Trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đưa vào trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh buôn lậu thì ai phải chịu trách nhiệm?
Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào được xem xét đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
1. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu được xem xét, đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm:
a) Doanh nghiệp đã từng bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, có nguy cơ tiếp tục tái phạm các hoạt động trên;
b) Doanh nghiệp đã từng bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, trốn thuế, gian lận thuế và các hành vi gian lận thương mại khác, có nguy cơ tiếp tục vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa;
c) Cơ quan hải quan phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế và hoạt động gian lận thương mại khác;
d) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặc trong các lĩnh vực kinh tế thương mại chủ chốt có tác động lớn đến chế độ chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, có nguy cơ bị lợi dụng vi phạm pháp luật hải quan;
đ) Doanh nghiệp rủi ro cao theo tiêu chí quản lý rủi ro trong từng lĩnh vực, từng thời điểm cụ thể.
...
Như vậy, theo quy định thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu được xem xét đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa bao gồm:
(1) Doanh nghiệp đã từng bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, có nguy cơ tiếp tục tái phạm các hoạt động trên;
(2) Doanh nghiệp đã từng bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, trốn thuế, gian lận thuế, có nguy cơ tiếp tục vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa;
Doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại khác, có nguy cơ tiếp tục vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa;
(3) Cơ quan hải quan phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế và hoạt động gian lận thương mại khác;
(4) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm hoặc trong các lĩnh vực kinh tế thương mại chủ chốt có tác động lớn đến chế độ chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, có nguy cơ bị lợi dụng vi phạm pháp luật hải quan;
(5) Doanh nghiệp rủi ro cao theo tiêu chí quản lý rủi ro trong từng lĩnh vực, từng thời điểm cụ thể.
Những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào được xem xét đưa vào diện trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa? (Hình từ Internet)
Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan có trách nhiệm gì trong việc quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
...
2. Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Tổng cục và cấp Cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Xác lập hồ sơ rủi ro, theo dõi, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của doanh nghiệp trọng điểm;
b) Cung cấp danh sách doanh nghiệp trọng điểm đến Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị nghiệp vụ khác có liên quan trong ngành Hải quan để xem xét áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp theo lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn;
c) Đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác phù hợp và hiệu quả.
...
Như vậy, theo quy định thì đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan có các trách nhiệm sau:
(1) Xác lập hồ sơ rủi ro, theo dõi, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của doanh nghiệp trọng điểm;
(2) Cung cấp danh sách doanh nghiệp trọng điểm đến Chi cục Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các đơn vị nghiệp vụ khác có liên quan trong ngành Hải quan để xem xét áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp theo lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn;
(3) Đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác phù hợp và hiệu quả.
Trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đưa vào trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh buôn lậu thì ai phải chịu trách nhiệm?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh, quá cảnh ban hành kèm theo Quyết định 3273/QĐ-BTC năm 2013 quy định như sau:
Quản lý hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
...
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sau khi đã được thông báo danh sách doanh nghiệp trọng điểm phải chịu trách nhiệm về việc để các doanh nghiệp thuộc diện này hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại trên địa bàn Chi cục mà không được phát hiện, xử lý.
4. Tổng cục Hải quan ban hành quy chế, quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị hải quan các cấp trong việc xác lập hồ sơ, quản lý đối với doanh nghiệp trọng điểm tại Điều này.
Như vậy, theo quy định thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan là đơn vị chịu trách nhiệm về việc để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được đưa vào diện trọng điểm hoạt động buôn lậu trên địa bàn Chi cục mà không được phát hiện, xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?