Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả?

Cho tôi hỏi những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả? Cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng kinh phí hỗ trợ để chi cho các nội dung đặc thù nào? Câu hỏi của chị N.T.K.D từ Đồng Tháp.

Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả?

Đối tượng hỗ trợ kinh phí được quy định tại Điều 2 Quyết định 20/2016/QĐ-TTg như sau:

Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Quyết định này là các lực lượng có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả), bao gồm: Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, kiểm lâm, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thuế, hải quan và các lực lượng chức năng khác của Trung ương và địa phương được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định, những đối tượng được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là các lực lượng được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bao gồm:

(1) Công an;

(2) Bộ đội biên phòng;

(3) Cảnh sát biển;

(4) Quản lý thị trường;

(5) Quản lý cạnh tranh;

(6) Kiểm lâm;

(7) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thuế, hải quan;

(8) Các lực lượng chức năng khác của Trung ương và địa phương.

Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả?

Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả? (Hình từ Internet)

Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được lấy từ những nguồn nào?

Nguồn kinh phí hỗ trợ được quy định tại Điều 4 Quyết định 20/2016/QĐ-TTg như sau:

Nguồn kinh phí hỗ trợ
1. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:
a) Việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này được thực hiện như sau:
- Kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Trung ương.
- Kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Căn cứ tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn và khả năng của ngân sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.
...
2. Kinh phí hỗ trợ tự nguyện từ các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, các dự án, chương trình hỗ trợ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân) đóng góp trực tiếp cho cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (không bao gồm kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả).

Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bao gồm:

(1) Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

(2) Kinh phí hỗ trợ tự nguyện từ các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, các dự án, chương trình hỗ trợ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp trực tiếp cho cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Lưu ý: Kinh phí hỗ trợ trong trường hợp này không bao gồm kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả.

Cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng kinh phí hỗ trợ để chi cho các nội dung đặc thù nào?

Các khoản chi đặc thù được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định 20/2016/QĐ-TTg như sau:

Nội dung chi và mức chi hỗ trợ
Cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng kinh phí hỗ trợ tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này để chi cho các nội dung dưới đây:
...
2. Các Khoản chi đặc thù chưa có trong dự toán chi thường xuyên:
a) Chi bồi dưỡng trong thời gian Điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương và gia đình cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị chết trong quá trình Điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí trong trường hợp không thuộc hoặc vượt phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế hoặc được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán một phần. Mức hỗ trợ cụ thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng tối đa không vượt quá 10 (mười) tháng mức tiền lương cơ sở;
b) Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia Điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian trực tiếp tham gia trên địa bàn xảy ra vụ việc. Mức bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày.

Như vậy, theo quy định, các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng kinh phí hỗ trợ để chi cho các nội dung đặc thù sau đây:

(1) Chi bồi dưỡng trong thời gian Điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương và gia đình cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị chết trong quá trình Điều tra bắt giữ;

Chi tiền viện phí trong trường hợp không thuộc hoặc vượt phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế hoặc được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán một phần.

Mức hỗ trợ cụ thể trong trường hợp này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng tối đa không vượt quá 10 (mười) tháng mức tiền lương cơ sở;

(2) Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia Điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian trực tiếp tham gia trên địa bàn xảy ra vụ việc.

Mức bồi dưỡng trong trường hợp này là 100.000 đồng/người/ngày.

Gian lận thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong dịp Tết Nguyên đán 2024 ra sao?
Pháp luật
Những đối tượng nào được hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả?
Pháp luật
Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã và đang thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như thế nào?
Pháp luật
Tết trung thu năm 2022: Đảm bảo tăng cường thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận biết các hiện tượng lừa đảo, gian lận thương mại quốc tế phổ biến hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Gian lận thương mại
848 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Gian lận thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Gian lận thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào