Những đối tượng nào được miễn lệ phí khi làm thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định?
Những đối tượng nào được miễn lệ phí khi làm thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định?
Căn cứ Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính áp dụng chung
Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
...
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
- Tại cấp trung ương: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
- Tại cấp tỉnh: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.
Lệ phí:
- Nếu nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: không phải nộp lệ phí
- Nếu nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp: 100.000 đồng
Miễn lệ phí đối với: người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (Mẫu TP/QT-2013-TKXNCQTVN).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
...
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được miễn lệ phí khi làm thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:
(1) Người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
(2) Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Những đối tượng nào được miễn lệ phí khi làm thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính áp dụng chung
Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
...
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
- Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:
(1) Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6;
(2) Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
(3) Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
(4) Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo gồm:
- Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
- Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
- Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam bao bằng hình thức nào?
Căn cứ Mục I Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực quốc tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 1021/QĐ-BTP năm 2018 quy định như sau:
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI TRONG LĨNH VỰC QUỐC TỊCH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
I. Thủ tục hành chính áp dụng chung
Thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
...
Cách thức thực hiện: Người có yêu cầu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài), đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp (nếu đang cư trú ở trong nước).
Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu) kèm 02 ảnh 4x6;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
...
Như vậy, theo quy định, cá nhân có yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam có thể nộp hồ sơ bằng các hình thức sau đây:
(1) Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nếu đang cư trú ở nước ngoài,
(2) Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp nếu đang cư trú ở trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?