Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn?
- Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn?
- Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức ngoài nơi lưu giữ hồ sơ hay không?
- Đối tượng nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức có được sao chụp những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ không?
Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn như sau:
Nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn
1. Đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ:
a) Cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ công đoàn và người thực hiện nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công đoàn được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn để phục vụ yêu cầu công tác;
b) Trường hợp cần thiết, được sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ, cán bộ công đoàn được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ:
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức”;
...
Như vậy, những đối tượng được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn gồm có:
(1) Cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ công đoàn;
(2) Người thực hiện nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công đoàn;
(3) Cán bộ công đoàn được nghiên cứu toàn bộ hoặc một phần hồ sơ của mình hoặc đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cung cấp bản sao “Sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức” của mình để phục vụ cho việc giao dịch hành chính của bản thân.
Lưu ý: Cán bộ công đoàn được nghiên cứu hồ sơ của mình khi được sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan quản lý hồ sơ.
Những đối tượng nào được nghiên cứu, sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ, công chức trong tổ chức công đoàn? (Hình từ Internet)
Có được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức ngoài nơi lưu giữ hồ sơ hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn như sau:
Nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ:
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức”;
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ;
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao;
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ như: đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ;
đ) Được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ đồng ý. Đối với những trường hợp đặc biệt, cần mượn một số tài liệu trong hồ sơ thì phải được Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ cho phép bằng văn bản, thời gian mượn không quá 15 ngày.
Như vậy, theo quy định, chỉ được nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức tại nơi lưu giữ hồ sơ, không được nghiên cứu ngoài nơi lưu giữ.
Đối tượng nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức có được sao chụp những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-TLĐ năm 2015 quy định về nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn như sau:
Nghiên cứu, khai thác hồ sơ cán bộ công đoàn
...
2. Các quy định khi nghiên cứu hồ sơ:
a) Có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ ghi rõ địa chỉ, chức danh, yêu cầu nghiên cứu hồ sơ của ai, về vấn đề gì. Các yêu cầu phải được ghi cụ thể trong “Phiếu nghiên cứu hồ sơ công chức”;
b) Chỉ được nghiên cứu tại nơi lưu giữ hồ sơ;
c) Chỉ được xem những tài liệu (hoặc một phần tài liệu) có nội dung liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao;
d) Không được làm sai lệch nội dung và hình thức hồ sơ như: đánh dấu, tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt các tài liệu đã có trong hồ sơ;
đ) Được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ đồng ý. Đối với những trường hợp đặc biệt, cần mượn một số tài liệu trong hồ sơ thì phải được Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ cho phép bằng văn bản, thời gian mượn không quá 15 ngày.
Như vậy, theo quy định, các đối tượng khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ, công chức chỉ được sao chụp lại những tài liệu liên quan trong thành phần hồ sơ khi được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hồ sơ đồng ý.
Đối với những trường hợp đặc biệt, cần mượn một số tài liệu trong hồ sơ thì phải được Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ cán bộ cho phép bằng văn bản, thời gian mượn không quá 15 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?