Những đối tượng nào được vận động đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng theo quy định?
Những đối tượng nào được vận động đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2015/TT-BQP quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định, hướng dẫn việc vận động đóng góp, quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các đối tượng được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (gọi chung là người hưởng lương);
- Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian tại ngũ;
- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng (gọi chung là đơn vị).
b) Các đối tượng không thuộc diện được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa:
- Người đang hưởng trợ cấp, phụ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Người được vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, nếu bị thương, tai nạn, ốm đau đang điều trị tại các cơ sở y tế quân y và dân y trong thời gian quyên góp.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa tiếp nhận tinh thần tự nguyện ủng hộ Quỹ của các đối tượng nêu tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được vận động đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng bao gồm:
(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng;
(2) Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian tại ngũ;
(3) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng (gọi chung là đơn vị).
Những đối tượng nào được vận động đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng theo quy định? (Hình từ Internet)
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng có được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 06/2015/TT-BQP quy định về quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa như sau:
Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
Tiền vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thu, nộp từ dưới lên trên, do cơ quan tài chính các cấp quản lý, theo dõi, cụ thể như sau:
1. Các đơn vị cấp Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương nộp 80% tổng số tiền thu Quỹ về đơn vị cấp trên trực tiếp; 20% số tiền thu Quỹ được giữ lại đơn vị. Các đơn vị quân đội không nộp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa địa phương nơi đóng quân.
2. Các đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương nộp 50% tổng số tiền thu Quỹ về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính); số còn lại 50% tổng số tiền thu Quỹ đơn vị được giữ lại.
3. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi toàn bộ các khoản thu, chi của Quỹ; không cho vay để sinh lời; kết dư Quỹ được luân chuyển sang năm tiếp theo.
Như vậy, theo quy định, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa trong Bộ Quốc phòng được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi toàn bộ các khoản thu, chi của Quỹ.
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa có được sử dụng để hỗ trợ cho các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 06/2015/TT-BQP quy định về sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa như sau:
Sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Hỗ trợ gia đình quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng hy sinh, từ trần, bị thương được xác nhận là liệt sĩ, thương binh.
2. Thăm hỏi, trợ cấp người có công với cách mạng khi khám chữa bệnh, ốm đau, từ trần hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn. Thăm hỏi, tặng quà người có công với cách mạng nhân dịp các ngày lễ, tết.
3. Hỗ trợ đón, gặp mặt, tặng quà người có công tiêu biểu toàn quân; người có công với cách mạng các địa phương đến thăm đơn vị và Bộ Quốc phòng; hỗ trợ cho các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng có khó khăn.
4. Hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà tình nghĩa; hỗ trợ sửa chữa, tu bổ nhà ở cho đối tượng người có công trong quân đội; hỗ trợ sửa chữa, tôn tạo các công trình ghi công liệt sĩ.
5. Hỗ trợ người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ khó khăn về đời sống, bằng các hình thức: Tặng sổ tiết kiệm, tặng công cụ sản xuất, trợ cấp một lần, tặng học bổng con liệt sĩ, thương binh.
6. Hằng năm, Bộ Quốc phòng trích nộp về Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Trung ương theo quy định.
7. Chi cho các hoạt động phục vụ công tác quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa: Tuyên truyền, vận động đóng góp, tập huấn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, mua sắm văn phòng phẩm, tài liệu, kiểm tra, khen thưởng; các nội dung chi quy định tại Khoản 7 Điều này không vượt quá 5% tổng số tiền được giữ lại hằng năm.
Như vậy, theo quy định, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được sử dụng để hỗ trợ cho các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng có khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?