Những đối tượng nào sẽ được miễn tập sự trợ giúp pháp lý? Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý hiện nay là bao lâu?
Những đối tượng nào được miễn tập sự trợ giúp pháp lý?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
...
3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý.
Dẫn chiếu đến Điều 16 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư như sau:
Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy, những đối tượng sau đây sẽ được miễn thời gian tập sự trợ giúp pháp lý:
- Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
- Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Tập sự trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Muốn trở thành trợ giúp viên pháp lý thì có bắt buộc phải tham gia tập sự trợ giúp pháp lý hay không?
Theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để trở thành trợ giúp viên pháp lý thì phải tập sự trợ giúp pháp lý, tuy nhiên có thể thay thế thời gian tập sự trợ giúp pháp lý bằng thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Do đó, nếu cá nhân đã tham gia tập sự hành nghề luật sư thì không cần phải tham gia tập sự trợ giúp pháp lý nữa.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý hiện nay là bao lâu?
Tại khoản 1 Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc tập sự trợ giúp pháp lý như sau:
Tập sự trợ giúp pháp lý
1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người.
Theo đó, thời gian tập sự trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay là 12 tháng.
Những chế độ, chính sách mà trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, Trợ giúp viên pháp lý sẽ được hưởng những chế độ, chính sách sau đây:
Chế độ, chính sách đối với Trợ giúp viên pháp lý
1. Trợ giúp viên pháp lý có các chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật.
2. Trợ giúp viên pháp lý được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có).
3. Trợ giúp viên pháp lý được cấp trang phục riêng theo tiêu chuẩn, niên hạn sau đây:
a) Quần áo vest: cấp 02 năm/01 lần, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
b) Áo sơ mi dài tay: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 cái, các lần sau mỗi lần 01 cái;
c) Quần áo xuân hè: cấp hàng năm, lần đầu được cấp 02 bộ, các lần sau mỗi lần 01 bộ;
d) Giầy da: 01 đôi/01 năm;
đ) Dép quai hậu: 01 đôi/01 năm;
e) Thắt lưng: 01 cái/02 năm;
g) Cà vạt: 01 cái/02 năm;
h) Bít tất: 02 đôi/01 lần/01 năm;
i) Cặp đựng tài liệu: 01 cái/02 năm;
k) Biển hiệu: 01 cái (cấp 01 lần).
Mẫu trang phục, việc quản lý, cấp phát và sử dụng trang phục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?