Những đơn vị sự nghiệp công lập nào có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần? Điều kiện chuyển đổi là gì?
Những đơn vị sự nghiệp công lập nào có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 150/2020/NĐ-CP thì những đơn vị sự nghiệp công lập có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh).
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác của UBND cấp tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện).
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (Hình từ Internet)
Điều kiện để đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 150/2020/NĐ-CP thì để có thể đổi thành công ty cổ phần thì đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư hoặc tự đảm bảo được chi thường xuyên trong năm gần nhất với thời điểm thực hiện chuyển đổi.
- Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thuộc danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. Danh mục này không bao gồm các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật chuyên ngành quy định không thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
- Có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
Tài sản thừa phát hiện sau khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được xử lý thế nào?
Việc xử lý tài sản thừa phát hiện sau khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần được quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 150/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi chuyển thành công ty cổ phần
...
6. Tài sản thừa hoặc thiếu phát hiện sau khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần so với giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đã công bố được xử lý như sau:
a) Đối với tài sản thừa:
- Xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần đối với trường hợp công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và được Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua; đồng thời thực hiện điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty cổ phần;
- Trường hợp công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng: Thực hiện bàn giao tài sản cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công. Đối với công ty cổ phần chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện bàn giao các tài sản này cho doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để quản lý, xử lý theo quy định.
b) Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được xử lý như sau:
Công ty cổ phần thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trong trường hợp Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua việc giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
Như vậy, tài sản thừa phát hiện sau khi đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần so với giá trị đơn vị sự nghiệp công lập đã công bố được xử lý như sau:
(1) Xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần đối với trường hợp công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và được Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Đồng thời thực hiện điều chỉnh quy mô vốn điều lệ và tỷ lệ vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
(2) Trường hợp công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng:
- Thực hiện bàn giao tài sản cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh để xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
- Đối với công ty cổ phần chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì thực hiện bàn giao các tài sản này cho doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để quản lý, xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?