Những lĩnh vực nào được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình? Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là gì?
Những lĩnh vực nào được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình?
Căn cứ Phụ lục VII Lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định các lĩnh vực được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình dân dụng
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình nhà công nghiệp
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp dầu khí
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình công nghiệp năng lượng, gồm:
+ Nhiệt điện, điện địa nhiệt
+ Điện hạt nhân
+ Thủy điện
+ Điện gió, điện mặt trời, điện thủy triều
+ Điện sinh khối, điện rác, điện khí biogas
+ Đường dây và trạm biến áp
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình giao thông, gồm:
+ Đường bộ
+ Đường sắt
+ Cầu - hầm
+ Đường thủy nội địa, hàng hải
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn (thủy lợi, đê điều)
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật:
+Cấp nước, thoát nước
+ Xử lý chất thải
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng chuyên biệt (cọc; gia cố, xử lý nền móng, kết cấu công trình; kết cấu ứng suất trước; kết cấu bao che, mặt dựng công trình;...)
Những lĩnh vực nào được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình?
Điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
"1. Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
2. Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
b) Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
c) Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
3. Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề."
Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 93 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng như sau:
Tổ chức tham gia hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:
(1) Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề hạng I phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II trở lên cùng loại.
(2) Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng II trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
- Đã thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III trở lên cùng loại.
(3) Hạng III:
- Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng các bộ môn của thiết kế xây dựng có chứng chỉ hành nghề từ hạng III trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực, loại công trình đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.
Trên đây là những quy định pháp luật liên quan đến nội dung thiết kế xây dựng công trình mà bạn quan tâm.
Tải về mẫu chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?