Những lưu ý quan trọng về nghĩa vụ nộp thuế nào cần biết để tránh bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam? Mẫu hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh là mẫu nào?
Những lưu ý quan trọng nào về nghĩa vụ nộp thuế nào cần biết để tránh bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh như sau:
Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
(1) Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(2) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(3) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
(5) Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Như vậy, các trường hợp (1) đến (5) thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam kể cả người Việt Nam và người nước ngoài nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Bên cạnh đó, thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sẽ thuốc về:
Trường hợp (1) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền căn cứ tình hình thực tế và công tác quản lý thuế trên địa bàn để quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp (2) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Trường hợp (3) Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh chậm nhất không quá 24 giờ làm việc, kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Những lưu ý quan trọng về nghĩa vụ nộp thuế nào cần biết để tránh bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam? Mẫu hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Khi đã nộp thuế đầy đủ thì trong bao lâu hết bị tạm hoãn xuất cảnh?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh như sau:
Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh
.....
Trình tự, thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
a) Sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và lập văn bản theo Mẫu số 01/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.
b) Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh theo quy định và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
c) Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo Mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định.
Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh theo Mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi người nộp thuế biết.
d) Văn bản tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi qua đường bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử nếu đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp văn bản gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính mà bị trả lại và văn bản đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế thì được coi là văn bản đã được gửi.
Theo đó, trong trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Bên cạnh đó, văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được gửi qua đường bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử nếu đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử và được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp văn bản gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính mà bị trả lại và văn bản đã được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế thì được coi là văn bản đã được gửi.
Mẫu hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế là mẫu nào?
Căn cứ theo Mẫu số 02/XC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP về mẫu ủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế như sau:
>>> Mẫu hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh khi đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế đầy đủ >>> Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?