Những người được bảo vệ khi tố cáo về hành vi tham nhũng gồm những ai? Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ khi tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định ra sao?
Người được bảo vệ khi tố cáo về hành vi tham nhũng gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định những người được bảo vệ như sau:
Những người được bảo vệ, phạm vi, nội dung bảo vệ và căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ
1. Những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ). Người được bảo vệ đang sinh sống, làm việc, học tập tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
2. Phạm vi, nội dung bảo vệ người được bảo vệ, gồm: Bảo vệ tính mạng,
Người được bảo vệsức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Tài sản được bảo vệ là tài sản thuộc quyền sở hữu của người được bảo vệ. Tài sản của người được bảo vệ tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
3. Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ về việc tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc do việc tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí.
Theo đó, trường hợp bạn thắc mắc những người được bảo vệ gồm: Người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí; vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí (sau đây gọi chung là người được bảo vệ).
Người được bảo vệ (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ khi tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 48 Luật Tố cáo 2018 quy định quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ
1. Người được bảo vệ có các quyền sau đây:
a) Được biết về các biện pháp bảo vệ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ;
d) Từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
đ) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người được bảo vệ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ;
c) Thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ khi tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định như trên.
Cơ quan Công an các cấp nơi người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở có trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ tính mạng cho họ không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 145/2020/TT-BCA quy định trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người được bảo vệ như sau:
Trách nhiệm thực hiện việc bảo vệ người được bảo vệ
1. Cơ quan Công an các cấp nơi người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; quyết định huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ, biện pháp và các nội dung đề nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện việc bảo vệ. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan Công an các cấp.
2. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi nhận được đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo về hành vi tham nhũng, lãng phí và xét thấy đề nghị bảo vệ là có căn cứ, có tính xác thực hoặc trong quá trình giải quyết tố cáo, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thấy có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, thì kịp thời đề nghị, yêu cầu cơ quan Công an cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, thực hiện như sau:
a) Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại các khoản 6, 7, 8 Điều 13; khoản 4 Điều 14; khoản 4 Điều 15; Điều 16; khoản 1, 3 Điều 17 và Điều 20 Luật Tố cáo kịp thời đề nghị, yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ đến Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Giám đốc Công an cấp tỉnh) có liên quan, đồng thời gửi Bộ trưởng Bộ Công an để chỉ đạo. Khi nhận được đề nghị, yêu cầu bảo vệ, Giám đốc Công an cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc chỉ đạo Công an các đơn vị trực thuộc có liên quan ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ;
...
Theo đó, cơ quan Công an các cấp nơi người được bảo vệ có địa chỉ nơi ở hoặc nơi có tài sản, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ; quyết định huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, công cụ, biện pháp và các nội dung đề nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện việc bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?