Những người nào có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật? Con riêng của chồng có được nhận di sản từ mẹ kế không?
Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được chia thừa kế theo pháp luật
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật được định nghĩa là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật, cụ thể:
(1) Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
(2) Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật là gì?
Những người nào có quyền được hưởng thừa kế theo pháp luật? Con riêng của chồng có được nhận di sản từ mẹ kế không?
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, nếu xét theo quy định tại điều khoản này, con riêng của chồng hoặc vợ không thuộc đối tượng được hưởng thừa kế từ mẹ kế, bố dượng.
Con riêng của chồng có thể được nhận di sản từ mẹ kế trong trường hợp nào?
Tuy nhiên, luật pháp Việt Nam luôn thể hiện tính linh hoạt và nhân đạo của mình thông qua việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Cụ thể, pháp luật vẫn tạo điều kiện cho con riêng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật trong trường hợp quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
Như vậy, nếu có sự chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như máu mủ ruột thịt, thì con riêng và bố dượng, mẹ kế vẫn có quyền nhận thừa kế của nhau. Trong trường hợp này, quyền thừa kế của con riêng cũng giống với quyền thừa kế của con ruột theo pháp luật. Chẳng hạn, nếu vợ mất và không để lại di chúc, thì tài sản do vợ để lại sẽ được chia đều cho các thành viên có quyền hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất. Cụ thể, nếu hàng thứ nhất chỉ còn lại 04 người, thì tài sản sẽ được chia đều cho 4 người này. Mỗi người đều được hưởng phần di sản như nhau.
Tóm lại, con riêng của bạn vẫn có thể nhận được khoản thừa kế do người mẹ kế để lại, nếu chứng minh được mối quan hệ thân thiết, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa các đối tượng này.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTDV/tranh-chap-dat-dai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/16012025/hang-thua-ke-khong-chau-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/081024/03-hang-thua-ke.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/270924/di-tang-tai-san-cho-nguoi-khac.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/4/07/HN/thua-ke-1.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/TV/221210/di-san-thua-ke-13.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/15/QK/thua-ke-cua-me-ke..png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/10/HN/quyen-thua-ke-cua-con-nuoi.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/5/10/QK/tre-em-12.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022/TienThinh/030822/Thua-ke-theo-phap-luat-1.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/MDV/con-nuoi-con-ruot.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phòng tổ chức cán bộ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có chức năng gì? Phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Chú ý những vị trí không được dừng xe mặc áo mưa từ năm 2025? Xe máy dừng xe mặc áo mưa trên cầu trái quy định xử phạt bao nhiêu?
- Lịch Vạn niên tháng 2/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 2/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm những gì? Thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
- Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi bao gồm những gì? Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được phân loại như thế nào?