Những người nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bị xử phạt như thế nào?
Những người nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT | TÊN BỆNH | MÃ BỆNH ICD10 |
1 | Tâm thần | (F20- F29) |
2 | Động kinh | G40 |
3 | Bệnh Parkinson | G20 |
4 | Mù một mắt | H54.4 |
5 | Điếc | H90 |
6 | Di chứng do lao xương, khớp | B90.2 |
7 | Di chứng do phong | B92 |
8 | Các bệnh lý ác tính | C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47 |
9 | Người nhiễm HIV | B20 đến B24, Z21 |
10 | Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|
Như vậy, những người thuộc vào các trường hợp nêu trên thì sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Những người nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương thì có được đăng ký nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương thì sẽ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Tuy nhiên khi hết thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương thì công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Cơ quan nào thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân?
Căn cứ vào Điều 15 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Như vậy, cơ quan thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
- Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở;
Trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định;
d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định;
đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.
Như vậy, tùy theo tính chất và mức độ mà người không đăng ký nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra còn buộc thực hiện đăng ký nghĩa vụ theo đúng như quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?