Những người thực hiện công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở có quyền gì? Không phải là công chức có được làm báo cáo viên cơ sở không?
Những người thực hiện công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở có quyền gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định về quyền của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở như sau:
1. Quyền của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở:
a) Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
c) Được trang bị các phương tiện kỹ thuật phù hợp để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng;
d) Được hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những quyền đó báo cáo viên, tuyên truyền viên phải luôn tuân thủ các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg như sau:
2. Nghĩa vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở:
a) Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền miệng theo sự phân công của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; truyền đạt đầy đủ, chính xác, kịp thời nội dung thông tin cần cung cấp đến đúng người nghe;
b) Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bi cấm khác theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đúng các quy định có liên quan tại Quy chế này;
d) Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thông tin, tuyên truyền miệng do mình thực hiện và kết quả tiếp nhận thông tin phản hồi từ người dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Những người thực hiện công tác báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở có quyền gì?
Không phải là công chức có được làm báo cáo viên cơ sở không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về tiêu chuẩn của báo cáo viên, tuyên truyền viên như sau:
Tiêu chuẩn của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở do các cơ quan có thẩm quyền công nhận quy định cụ thể phù hợp yêu cầu nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan đó, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có tín nhiệm trong công tác.
- Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Có khả năng truyền đạt; sử dụng thông thạo ngôn ngữ nói bằng tiếng Việt hoặc tiếng các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Nắm vững lĩnh vực chuyên môn mà báo cáo viên, tuyên truyền viên thông tin cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền miệng.
- Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn sắp nhận nhiệm vụ thực hiện công tác tuyên truyền miệng ít nhất 3 năm liên tục.
Như vậy theo quy định trên thì muốn trở thành báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở không đề cập đến vấn đề bạn phải là công chức thì mới đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên trên đây là quy định chung việc có bắt buộc phải là công chức hay không thì còn tuy thuộc vào quy định cụ thể của mỗi cơ quan khác nhau nữa bạn nhé.
Nhiệm vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg quy định về các thông tin, nội dung được thực hiện thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở như sau:
Điều 13. Nội dung, hình thức thông tin trực tiếp qua báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở
1. Nội dung thông tin báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở cung cấp là những thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước, những sự kiện quốc tế, trong nước liên quan trực tiếp đến người dân ở địa phương, cơ sở; những quy định của chính quyền địa phương và các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương, cơ sở; hướng dẫn thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở; các kiến thức thiết yếu đối với đời sống hàng ngày của người dân địa phương; tiếp nhận thông tin từ người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị quản lý báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
2. Hoạt động và nội dung thông tin do báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở cung cấp không vi phạm các quy định của pháp luật.
3. Hình thức, quy mô, thời gian, địa điểm thực hiện công tác tuyên truyền miệng đến người dân phải bảo đảm hiệu quả thông tin, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?