Những tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật đời tư của đương sự thì đương sự có phải gửi cho đương sự khác không?
- Nguyên đơn có nghĩa vụ phải gửi tài liệu, chứng cứ cho bị đơn thì có đúng hay không?
- Đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác vào thời điểm nào? Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi thì giải quyết thế nào?
- Tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật đời tư của đương sự thì đương sự có phải gửi cho đương sự khác không?
Nguyên đơn có nghĩa vụ phải gửi tài liệu, chứng cứ cho bị đơn thì có đúng hay không?
Theo khoản 9 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ sau đây:
"1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án.
4. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ việc mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản.
8. Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
9. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Trường hợp vì lý do chính đáng không thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ.
..."
Theo đó, đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
Đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác vào thời điểm nào? Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi thì giải quyết thế nào?
Căn cứ Mục 8 Chương IV Văn bản 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ do Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về thời điểm đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Tuy nhiên, việc quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao tài liệu, chứng cứ tại khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng của đương sự trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Do vậy, nguyên đơn phải gửi bản sao đơn khởi kiện, tài liệu chứng cứ cho đương sự khác trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 không quy định phương thức đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác nên đương sự có quyền lựa chọn phương thức sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác (gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện...) và đương sự phải chứng minh với Tòa án đã sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác.
Quy định tại khoản 9 Điều 70, khoản 5 Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 là những quy định mới, nhằm bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Do vậy, trong quá trình tố tụng, Tòa án phải giải thích, hướng dẫn cho đương sự để họ thực hiện nghĩa vụ sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Trường hợp đương sự không thực hiện việc sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì Tòa án yêu cầu đương sự phải thực hiện. Trường hợp vì lý do chính đáng, không thể sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 196, điểm b khoản 2 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Tài liệu bí mật đời tư
Tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật đời tư của đương sự thì đương sự có phải gửi cho đương sự khác không?
Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về công bố và sử dụng tài liệu, chứng cứ như sau:
- Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
- Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.
- Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật tài liệu, chứng cứ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những tài liệu chứng cứ liên quan đến bí mật đời tư thì đương sự được phép giữ bí mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?