Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nào được bán đấu giá? Kế hoạch bán đấu giá được quy định như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nào được bán đấu giá? Kế hoạch bán đấu giá được quy định như thế nào? Diễn biến của cuộc đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải gi vào biên bản đấu giá không? Đây là câu hỏi Bích Liên đến từ Đà Nẵng.

Những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng nào được bán đấu giá?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Tài sản được bán đấu giá
Tài sản công sau đây được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niên yết công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ, gồm:
1. Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
2. Tài sản quy định tại điểm d khoản 4 Điều 13 Thông tư này sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.

Như vậy những tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được bán đấu giá bao gồm:

- Vật phẩm, nguyên liệu, phế liệu thu hồi sau xử lý tài sản không tận dụng được cho sửa chữa, sản xuất đạn dược quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư này.

- Tài sản quy định tại điểm d khoản 4 Điều 13 Thông tư này sau khi vô hiệu hóa tính năng quân sự được bán đấu giá công khai cho các đơn vị đủ tư cách pháp nhân trong và ngoài Quân đội.

Trừ trường hợp bán các tài sản nhà nước có giá trị nhỏ theo hình thức niên yết công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.

Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng

Tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)

Kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 23 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Kế hoạch bán đấu giá
1. Căn cứ lập kế hoạch:
a) Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền;
b) Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý;
c) Tài liệu khác có liên quan.
2. Nội dung kế hoạch:
a) Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá;
b) Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
c) Địa điểm tổ chức đấu giá;
d) Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá;
đ) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng;
e) Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;
g) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
h) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Như vậy kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng được lập dựa trên những căn cứ sau:

- Quyết định xử lý tài sản của cấp có thẩm quyền;

- Biên bản đánh giá tình trạng chất lượng tài sản xử lý;

- Tài liệu khác có liên quan.

Nội dung của kế hoạch bán đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng gồm:

- Danh mục, quy cách; ký mã hiệu; số lượng tài sản xử lý bán đấu giá;

- Giá khởi điểm của từng tài sản xử lý bán đấu giá;

- Địa điểm tổ chức đấu giá;

- Khoản tiền đặt trước của từng tài sản xử lý bán đấu giá;

- Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng lô hàng;

- Thời hạn, phương thức thanh toán, hình thức thanh toán;

- Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;

- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Diễn biến của cuộc đấu giá tài sản nhà nước trong Bộ Quốc phòng có bắt buộc phải ghi vào biên bản đấu giá không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Thông tư 126/2020/TT-BQP quy định như sau:

Biên bản đấu giá
1. Cuộc đấu giá chấm dứt khi Người điều hành đấu giá công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này.
2. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.
3. Người trúng đấu giá từ chối ký biên bản đấu giá được coi như không chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc không chấp nhận mua tài sản đấu giá đối với tài sản mà theo quy định của pháp luật, kết quả đấu giá tài sản phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Biên bản đấu giá được đóng dấu của cơ quan, đơn vị có tài sản đấu giá.

Như vậy diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá.

Biên bản đấu giá phải được lập tại cuộc đấu giá và có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, Người điều hành đấu giá, người ghi biên bản, người trúng đấu giá, đại diện của những người tham gia đấu giá.

Đấu giá tài sản TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí đấu giá tài sản được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nghị định 172 quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
Pháp luật
Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
Pháp luật
Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
Pháp luật
Được rút lại giá đã trả tại cuộc đấu giá không? Sau khi rút lại giá đã trả có được tiếp tục tham gia đấu giá không?
Pháp luật
Tổ chức đấu giá tài sản thông đồng với người có tài sản đấu giá làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Giá khởi điểm có phải là giá thấp nhất của tài sản không? Giá khởi điểm tài sản thuộc sở hữu của cá nhân xác định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn địa điểm tổ chức phiên đấu giá tài sản từ 01/01/2025? Xem tài sản đấu giá được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Năm 2025 15 loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá theo Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 thế nào?
Pháp luật
Giá dịch vụ đấu giá tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá do ai quyết định? Nâng giá dịch vụ cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu giá tài sản
799 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu giá tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đấu giá tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào