Những thiết bị gia dụng nào phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu?
- Nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm những gì?
- Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng như thế nào?
- Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với nhóm thiết bị gia dụng như thế nào?
- Ai có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng?
Nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm những gì?
Nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
2. Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
3. Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
4. Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Theo quy định trên, nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm:
- Đèn huỳnh quang ống thẳng:
- Đèn huỳnh quang compact;
- Chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang;
- Máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh;
- Máy giặt sử dụng trong gia đình;
- Nồi cơm điện;
- Quạt điện;
- Máy thu hình;
- Đèn LED;
- Bình đun nước nóng có dự trữ.
Nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng như thế nào?
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp
a) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng và nhóm thiết bị công nghiệp sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình, máy biến áp phân phối ba pha, động cơ điện;
b) Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
c) Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
...
4. Khuyến khích thực hiện việc dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với phương tiện, thiết bị không thuộc danh mục quy định tại Điều 1 Quyết định này.
Theo đó, lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng như sau:
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với các thiết bị gia dụng sau: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, quạt điện, tủ lạnh, máy giặt lồng ngang, máy giặt lồng đứng, máy thu hình;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ;
- Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đối với: Sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với nhóm thiết bị gia dụng như thế nào?
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với nhóm thiết bị gia dụng được quy định tại Điều 3 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu
1. Đối với nhóm thiết bị gia dụng
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
2. Đối với các nhóm thiết bị công nghiệp, thiết bị văn phòng và thương mại
Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có mức hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 Điều này).
3. Đối với các sản phẩm đèn tròn (đèn sợi đốt)
Không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn có công suất lớn hơn 60 W.
4. Đối với các sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ, máy tính xách tay: Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Như vậy, lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu đối với nhóm thiết bị gia dụng: Không được phép nhập khẩu và sản xuất các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu, trừ những phương tiện, thiết bị quy định tại khoản 4 nêu trên.
Đối với các sản phẩm đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ: Lộ trình thực hiện áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.
Ai có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng?
Trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định 04/2017/QĐ-TTg như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng cho các nhóm phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại các khoản 1, 2 Điều 2 Quyết định này;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải dán nhãn năng lượng;
c) Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng quy định tại Điều 4 Quyết định này.
...
Theo quy định trên, Bộ Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm thiết bị gia dụng phải dán nhãn năng lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?