Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu?
- Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu?
- Các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ chỉ được tiến hành thực hiện rà phá bom mình vật nổ khi nào?
- Cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát có được tự ý tiêu hủy bom mìn vật nổ hay không?
Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu?
Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát được quy định tại Điều 21 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Điều tra, khảo sát là hoạt động bắt buộc nhằm thu thập các thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ và phải được thực hiện trước khi lập dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ.
2. Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi về Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia để lưu giữ và lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ. Các thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát trước đó phải được thu thập và sử dụng như thông số kỹ thuật trong quá trình điều tra, khảo sát và lập dự án rà phá bom mìn vật nổ.
3. Các tổ chức khi thực hiện điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải áp dụng đầy đủ Tiêu chuẩn quốc gia về điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ, phải cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan, chia sẻ thông tin cho chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu theo quy định và phải chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại do sai lệch về kết quả điều tra, khảo sát gây ra.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia để lưu giữ và lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ.
Những thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ được thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi đến đâu? (Hình từ internet)
Các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ chỉ được tiến hành thực hiện rà phá bom mình vật nổ khi nào?
Các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ chỉ được tiến hành thực hiện ra phá bom mình vật nổ được quy định tại Điều 22 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Thực hiện rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phải căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát và yêu cầu về độ sâu cần rà phá bom mìn vật nổ của từng dự án cụ thể để xây dựng phương án kỹ thuật thi công; việc bố trí trang thiết bị thi công và nhân lực bố trí trên công trường phải phù hợp với phương án kỹ thuật thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chỉ được tiến hành thực hiện rà phá bom mìn vật nổ sau khi chủ đầu tư hoặc cơ quan được chủ đầu tư ủy quyền tổ chức kiểm tra điều kiện thi công tại hiện trường và cho phép khởi công.
3. Các đơn vị, tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân địa phương nơi thực hiện rà phá bom mìn vật nổ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phải báo cáo kế hoạch thực hiện, phương án ứng phó sự cố bom mìn vật nổ, kế hoạch vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ và kết quả dự án rà phá bom mìn vật nổ với chính quyền địa phương cấp huyện.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các tổ chức chỉ được tiến hành thực hiện ra phá bom mình vật nổ khi chủ đầu tư hoặc cơ quan được chủ đầu tư ủy quyền tổ chức kiểm tra điều kiện thi công tại hiện trường và cho phép khởi công.
Cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát có được tự ý tiêu hủy bom mìn vật nổ hay không?
Cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ có được tự ý tiêu hủy được quy định Điều 23 Nghị định 18/2019/NĐ-CP như sau:
Thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Bom mìn vật nổ tìm được trong quá trình thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy bom mìn vật nổ và mua bán các loại vật liệu, phế liệu sau xử lý bom mìn vật nổ, trừ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, an ninh
3. Việc tiếp nhận thu gom, bảo quản, thanh lý tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh thu hồi được hoặc do cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội chuyển giao cho Bộ Quốc phòng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, bảo vệ môi trường và thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cá nhân không có chức năng nhiệm vụ mà tự ý tiêu hủy bom mìn vật nổ được xem là hành vi bị nghiêm cấm, trừ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?