Những tiêu chuẩn nào để được xét tặng danh hiệu 'Nhà giáo Ưu tú'? Trình tự để được xét tặng danh hiệu 'Nhà giáo Ưu tú' được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi về việc xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú": Là giáo viên có thời gian dạy lớp là 23 năm và 1 năm là cán bộ quản lý và trong thời gian 1 năm là cán bộ quản lý, trường được công nhận là Tập thể Lao động Xuất sắc. Các tiêu chuẩn khác theo Nghị định 27 đều đạt. Vậy có được xét danh hiệu Nhà giáo Ưu tú không?

Thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú là khi nào?

Theo Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì thời gian xét tặng và công bố danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được quy định như sau:

Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. 

Để được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” cần có những tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 9 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” bao gồm:

1. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
3. Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
4. Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học được quy định cụ thể với từng đối tượng như sau:
a) Giáo viên mầm non:
(...)
5. Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

Như vậy, để được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” thì nhà giáo phải đạt được những tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này. Do đó, nếu bạn muốn được xét tặng danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú" thì bạn cần phải đối chiếu xem bản thân đã có đủ những tiêu chuẩn được quy định chưa.

Xét tặng danh hiệu

Xét tặng danh hiệu

Trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì trình tự xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” gồm những bước sau:

1. Giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm
a) Người đứng đầu đơn vị cơ sở thông báo đến công chức, viên chức trong đơn vị (bao gồm cả đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này) tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” quy định tại Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định này. Các cá nhân tự giới thiệu và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn. Người đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” chuẩn bị bản khai thành tích cá nhân;
b) Người có đủ tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định này trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan, đơn vị đang công tác hoặc cơ quan, đơn vị đã công tác trước khi về nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội;
c) Người đứng đầu đơn vị triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị. Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 số công chức, viên chức, người lao động dự họp;
d) Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai. Đối với cơ sở giáo dục có số công chức, viên chức và người lao động từ 200 trở lên, việc giới thiệu và lấy phiếu tín nhiệm được thực hiện tại các tập thể có tổ chức Đảng và công đoàn bộ phận. Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn.
2. Tổ chức thẩm định hồ sơ và thăm dò dư luận
a) Tổ thư ký thẩm định hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (riêng Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách đề nghị xét tặng trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian ít nhất là 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân);
b) Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả thăm dò dư luận; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.
3. Họp Hội đồng và hoàn thiện hồ sơ
a) Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị đối với quy định tại các Điều 8, Điều 9 Nghị định này;
b) Hội đồng xử lý kiến nghị của các tổ chức, cá nhân (nếu có), thảo luận và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”;
c) Hội đồng hoàn thiện hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này, gửi lên Hội đồng cấp trên.
Nhà giáo ưu tú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đạt 3 năm liền chiến sĩ thi đua cơ sở thì có được xét nhà giáo ưu tú không?
Pháp luật
Nhà giáo ưu tú là gì? Tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất? Mức thưởng cho nhà giáo khi đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Người được xét tặng Nhà giáo ưu tú có được tham gia hội đồng xét tặng? Cơ quan nào chủ trì việc tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân', 'Nhà giáo ưu tú' được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình Đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất?
Pháp luật
Trình tự, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, 'Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” gồm mấy cấp? Trình tự và hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giảng viên tại trường đại học được xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú phải đạt các tiêu chuẩn về tài năng sư phạm như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản khai thành tích xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú mới nhất theo Nghị định 35 thế nào?
Pháp luật
Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, giáo viên mầm non được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cần những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà giáo ưu tú
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
23,046 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo ưu tú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo ưu tú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào