Những tình huống nào được xem là tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
- Những tình huống nào được xem là tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
- Việc xử lý tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm bao nhiêu bước?
Những tình huống nào được xem là tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức?
Căn cứ theo Điều 3 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nội quy và Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. Dữ liệu tổ chức thi là thông tin về người dự thi, kết quả thi dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh được nhập vào hoặc chiết xuất từ các phần mềm của kỳ thi.
15. Tình huống bất thường trong coi thi là những tình huống dẫn đến gián đoạn kéo dài thời gian làm bài của thí sinh hoặc phải dừng hoạt động của phòng thi hoặc điểm thi.
16. Kết quả của bài thi là số câu trả lời đúng của thí sinh đạt được sau khi hoàn thành bài thi, được hiển thị trên màn hình máy thi của thí sinh trước khi thí sinh bấm vào nút “Kết thúc” hoặc khi hết giờ làm bài thi để đăng xuất khỏi bài thi và được in trong bản danh sách kết quả thi của phòng thi.
...
Như vậy, những tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức là những tình huống dẫn đến gián đoạn kéo dài thời gian làm bài của thí sinh hoặc phải dừng hoạt động của phòng thi hoặc điểm thi.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 35 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV tình huống bất thường trong coi thi bao gồm các trường hợp sau đây:
- Sự cố máy thi làm gián đoạn việc làm bài thi của thí sinh.
- Sự cố mất điện của điểm thi, phòng thi.
- Sự cố do dịch bệnh, thiên tai.
- Các sự cố khác làm dừng hoạt động của điểm thi, phòng thi.
Những tình huống nào được xem là tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức? (hình từ internet)
Việc xử lý tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 35 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV việc xử lý tình huống bất thường trong coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Nhanh chóng tìm các giải pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng gián đoạn của kỳ thi. Nếu tổng thời gian gián đoạn ca thi quá 15 phút vì bất kỳ lý do nào thì phải dừng ca thi.
- Việc dừng ca thi với một hoặc nhiều thí sinh do Trưởng ban coi thi quyết định. Việc dừng ca thi với phòng thi, điểm thi do Chủ tịch Hội đồng kiểm định quyết định.
- Khi phải dừng ca thi, Trưởng điểm thi có trách nhiệm trực tiếp nhắc lại cho thí sinh về quyền và nghĩa vụ của thí sinh; tổ chức thực hiện quy trình chuyển ca thi, chuyển đợt thi hoặc ghi nhận nguyện vọng khác của thí sinh để tiếp tục xử lý.
- Trường hợp xảy ra sự cố máy thi làm gián đoạn việc làm bài thi của thí sinh hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả làm bài của thí sinh thì giám thị phòng thi, kỹ thuật viên máy tính phải lập biên bản xác nhận sự cố, báo ngay với giám thị hành lang để báo cáo Trưởng điểm thi xem xét cho thí sinh được làm lại bài thi trong ca thi sau.
Quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm bao nhiêu bước?
Căn cứ theo Điều 34 Nội quy và Quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định về quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
Quy trình coi thi
1. Quy trình coi thi bao gồm các bước sau:
a) Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
b) Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
c) Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
d) Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
đ) Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
2. Nội dung các bước trong quy trình coi thi được quy định cụ thể tại Hướng dẫn tổ chức thi của Hội đồng kiểm định.
3. Trách nhiệm thực hiện quy trình coi thi
a) Ban coi thi chịu trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động của điểm thi trong công tác coi thi.
b) Trưởng điểm thi chịu trách nhiệm phân công, chỉ đạo công tác coi thi của điểm thi.
c) Giám thị coi thi và kỹ thuật viên máy vi tính chịu trách nhiệm thực hiện sự phân công, hướng dẫn công tác coi thi của Trưởng điểm thi.
Như vậy, quy trình coi thi kiểm định chất lượng đầu vào công chức gồm 05 bước:
- Kiểm tra hiện trạng điểm thi trước giờ thi.
- Kích hoạt hệ thống thi của điểm thi; nhập dữ liệu kỳ thi và dữ liệu về câu hỏi và đáp án.
- Gọi thí sinh vào phòng thi, làm thủ tục dự thi cho thí sinh và phổ biến nội quy, quy chế và những việc thí sinh cần biết, cần làm.
- Quản lý việc làm bài thi của thí sinh; xử lý các phát sinh về máy thi hoặc xử lý vi phạm của thí sinh (nếu có).
- Kết thúc ca thi (chiết xuất dữ liệu, lập các báo cáo của điểm thi và bàn giao).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?