Những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ có được áp dụng trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức không?
- Những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ có được áp dụng trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức không?
- Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thuế
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ngành Hải quan được quy định như thế nào?
Những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ có được áp dụng trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:
"Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng; công khai, minh bạch; nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật. Trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc; không tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
...
4. Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
5. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính; xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự.
6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính.
7. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
8. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm thì bị coi là tái phạm; ngoài thời hạn 24 tháng thì hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật."
Theo đó, khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra. Tuy nhiên, không có quy định chung về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, thay vào đó có các quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong một số lĩnh vực cụ thể.
Xử lý kỷ luật
Quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thuế
Căn cứ theo Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1849/QĐ-BTC năm 2007 về các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ:
"1. Các tình tiết tăng nặng:
a/ Dùng thủ đoạn để che giấu hành vi vi phạm của mình;
b/ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi vi phạm của mình;
c/ Không chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm của mình gây ra.
2. Các tình tiết giảm nhẹ
a/ Chủ động khai báo hành vi vi phạm trước khi bị phát hiện;
b/ Tích cực khắc phục, hạn chế thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra;
c/ Tự giác nộp lại tài sản hoặc lợi ích vật chất khác và bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
d/ Đã có đơn xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp nhận."
Trên đây là các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Thuế có hành vi vi phạm trách nhiệm công vụ trong quản lý thuế.
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ngành Hải quan được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 2799/QĐ-TCHQ năm 2018:
"Điều 6. Các trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý vi phạm
1. Các tình tiết giảm nhẹ
a) Người vi phạm đã chủ động báo cáo hành vi vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm.
b) Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm; tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
c) Vi phạm do nguyên nhân khách quan hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo.
2. Các tình tiết tăng nặng
a) Không tự giác nhận khuyết điểm, che dấu hành vi vi phạm do mình gây ra.
b) Cản trở, cố tình hủy tài liệu, chứng cứ gây khó khăn trong công tác kiểm tra.
c) Vi phạm nhiều lần; tái phạm; thực hiện nhiều hành vi vi phạm; vi phạm có tổ chức.
3. Áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
a) Những tình tiết là căn cứ xử lý, kỷ luật thì không áp dụng là tình tiết tăng nặng.
b) Khi có những tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều này nhiều hơn so với các tình tiết tăng nặng tại khoản 2 Điều này từ 02 tình tiết trở lên thì được xử lý, kỷ luật nhẹ hơn một mức. Nếu hình thức xử lý kỷ luật là Khiển trách thì có thể không xử lý kỷ luật mà hạ mức xếp loại công chức của tháng có hành vi vi phạm hoặc tháng phát hiện hành vi vi phạm.
c) Khi có những tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều này bằng hoặc nhiều hơn so với các tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều này thì không được giảm nhẹ hình thức xử lý, kỷ luật.
d) Khi có 02 tình tiết tăng nặng trở lên mà không có tình tiết giảm nhẹ thì xem xét xử lý, kỷ luật nặng hơn một mức."
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật cán bộ, công chức ngành Hải quan theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?