Những tổ chức nào có thể ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp? Điều kiện để ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý?
- Những tổ chức nào có thể ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp?
- Tổ chức muốn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Nội dung của hợp đồng trợ giúp pháp lý bao gồm những gì?
- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Những tổ chức nào có thể ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý như sau:
Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, những tổ chức sau đây có thể ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp:
- Tổ chức hành nghề luật sư;
- Tổ chức tư vấn pháp luật.
Ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Tổ chức muốn ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Sơ Tư pháp sẽ căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương để lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây:
- Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;
- Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.
Lưu ý: theo khoản 5 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, nếu tổ chức đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm sau đây thì sẽ không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm:
- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;
- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
Nội dung của hợp đồng trợ giúp pháp lý bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 08/2017/TT-BTP quy định về nội dung của hợp đồng trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
Nội dung của hợp đồng
Hợp đồng có các nội dung cơ bản sau đây:
1. Đối tượng, phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý.
2. Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng.
3. Thời hạn của hợp đồng.
4. Thù lao, chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
5. Sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng.
6. Cơ chế giải quyết tranh chấp và trách nhiệm vi phạm hợp đồng.
7. Các thỏa thuận khác (nếu có).
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý;
- Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?