Những trường hợp nào bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Đối tượng nào không được mua doanh nghiệp?
Những trường hợp nào bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Thuộc diện cổ phần hóa theo quy định nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
2. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Như vậy, bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
- Thuộc diện cổ phần hóa theo quy định nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
- Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Những trường hợp nào bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ? Đối tượng nào không được mua doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào không được mua doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Đối tượng không được mua doanh nghiệp
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
3. Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp;
4. Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 3 Điều này;
5. Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Như vậy, những đối tượng không được mua doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm:
- Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
- Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
- Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp; Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của những người này;
- Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
Hoạt động bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ dựa theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2022/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc bán toàn bộ doanh nghiệp
1. Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án bán toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
2. Giá khởi điểm bán toàn bộ doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, hoạt động bán toàn bộ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ dựa theo những nguyên tắc sau:
- Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án bán toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
- Giá khởi điểm bán toàn bộ doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?