Những trường hợp nào được phép thôi quốc tịch Việt Nam? Các quy định có liên quan về việc thôi quốc tịch?

Chào bạn. Tôi có thể xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước khác hay không. Hiện tại tôi muốn nhập quốc tịch Hàn, và tôi dự tính sẽ thôi quốc tịch tại Việt Nam. Các bạn có thể tư vấn giúp tôi về vấn đề này và các giấy tờ liên quan cần chuẩn bị không? Tôi xin cảm ơn.

Thôi quốc tịch là gì? Các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014), theo đó các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam, bao gồm:

+ Được thôi quốc tịch Việt Nam.

+ Bị tước quốc tịch Việt Nam.

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

+ Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, thôi quốc tịch là một trong những căn cứ làm mất quốc tịch Việt Nam. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam. Theo Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, các căn cứ thôi quốc tịch được xác định như sau:

- Các trường hợp không được thôi quốc tịch tại Việt Nam

+ Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

+ Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

- Các trường hợp chưa được xét thôi quốc tịch tại Việt Nam

+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;

+ Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;

+ Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam

Quy định về hồ sơ xin thôi quốc tịch

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam đối với người cư trú bao gồm:

+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản khai lý lịch;

+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này;

+ Giấy xác nhận không nợ thuế do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cấp;

+ Đối với người trước đây là cán bộ, công chức, viên chức hoặc phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, thôi việc, bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên chưa quá 5 năm thì còn phải nộp giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho nghỉ hưu, cho thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc giải ngũ, phục viên xác nhận việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú ở trong nước thì cần các giấy tờ sau đây:

+ Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;

+ Bản khai lý lịch;

+ Bản sao Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác quy định tại Điều 11 của Luật này;

+ Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;

+ Giấy tờ xác nhận về việc người đó đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp giấy này.

Thẩm quyền tiếp nhận đơn xin thôi quốc tịch

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, theo đó:

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú

Nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin thôi quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Như vậy, nếu anh không rơi vào một trong các trường hợp chưa được phép hoặc không được phép thôi quốc tịch, thì anh có thể chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ cần thiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thôi quốc tịch Việt Nam cho anh.

Quốc tịch
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ có quyền chọn quốc tịch Việt Nam cho con hay không và đăng ký hai quốc tịch cho con được không?
Pháp luật
Hướng dẫn việc xác nhận văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch Anh cho trẻ là con của công dân Anh và công dân Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp nào được phép thôi quốc tịch Việt Nam? Các quy định có liên quan về việc thôi quốc tịch?
Pháp luật
Có phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) khi sai quốc tịch không? Mất quốc tịch và thôi quốc tịch Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản khai lý lịch dùng trong việc giải quyết các vấn đề về quốc tịch được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quốc tịch
6,020 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quốc tịch

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quốc tịch

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào