Những trường hợp nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định mới nhất hiện nay? Tại sao phải ký quỹ bảo vệ môi trường?

Cho tôi hỏi những trường hợp nào thì phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường vậy? Tại sao phải ký quỹ bảo vệ môi trường? - Câu hỏi của chị Trân đến từ Vũng Tàu.

Những trường hợp nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường? Tại sao phải ký quỹ bảo vệ môi trường?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc ký quỹ bảo vệ môi trường như sau:

Ký quỹ bảo vệ môi trường
1. Ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động dưới đây phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường:
a) Khai thác khoáng sản;
b) Chôn lấp chất thải;
c) Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Như vậy, có thể thấy mục đích của việc ký quỹ bảo vệ môi trường chính là để bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ những hoạt động của mình.

Theo đó, hiện nay có 03 hoạt động phải tiến hành ký quỹ bảo vệ môi trường đó là:

- Khai thác khoáng sản;

- Chôn lấp chất thải;

- Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Ký quỹ bảo vệ môi trường

Trường hợp nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường (Hình từ Internet)

Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường tại đâu?

Tại khoản 4 Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về việc ký quỹ bảo vệ môi trường như sau:

Ký quỹ bảo vệ môi trường
...
4. Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc xác định nơi ký quỹ bảo vệ môi trường sẽ phụ thuộc vào từng hoạt động cụ thể như sau:

(1) Ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh đối với hoạt động:

- Khai thác khoáng sản;

- Chôn lấp chất thải.

(2) Ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng đối với hoạt động:

- Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Thời điểm ký quỹ bảo vệ môi trường đối với hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất là khi nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 46 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất như sau:

Ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
...
3. Quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:
a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu phải thực hiện ký quỹ trước thời điểm phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, tổ chức nhận ký quỹ xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tên tài khoản phong tỏa; tổng số tiền ký quỹ được tính toán theo quy định tại Nghị định này; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi hàng hóa được thông quan; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có);
c) Tổ chức nhận ký quỹ gửi tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu 02 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu gửi 01 bản chính văn bản xác nhận đã ký quỹ cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục thông quan.

Theo đó, thời điểm ký quỹ bảo vệ môi là trước khi phế liệu dỡ xuống cảng đối với trường hợp nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp khác.

Thời gian ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải?

Tại khoản 3 Điều 76 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải như sau:

Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải
...
3. Thời gian ký quỹ, xác nhận ký quỹ:
a) Thời gian ký quỹ được tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp;
b) Ngay sau khi nhận ký quỹ, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận việc ký quỹ của tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải vào văn bản đề nghị ký quỹ của tổ chức, cá nhân. Nội dung xác nhận ký quỹ bảo vệ môi trường phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: tổng số tiền ký quỹ được tính toán; thời hạn hoàn trả tiền ký quỹ thực hiện ngay sau khi bàn giao các công trình bảo vệ môi trường được cải tạo; thời hạn phong tỏa tài khoản (nếu có).

Như vậy, thời gian ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải thì sẽ tính từ ngày dự án đầu tư xử lý chất thải có hoạt động chôn lấp được cấp giấy phép môi trường cho đến khi kết thúc hoạt động chôn lấp.

Ký quỹ bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường thế nào theo quy định pháp luật về môi trường?
Pháp luật
Khi ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản có phải tính yếu tố trượt giá không?
Pháp luật
Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cần có kho, bãi lưu giữ như thế nào?
Pháp luật
Ký quỹ bảo vệ môi trường là gì? Mục đích về việc ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài là gì?
Pháp luật
Khai thác khoáng sản có phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường hay không? Thời điểm ký quỹ bảo vệ môi trường là khi nào?
Pháp luật
Ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải là gì? Khoản tiền, thời gian ký quỹ bảo vệ môi trường cho hoạt động chôn lấp chất thải?
Pháp luật
Những trường hợp nào phải ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định mới nhất hiện nay? Tại sao phải ký quỹ bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nhập khẩu sắt thép từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất thì phải ký quỹ bảo vệ môi trường bao nhiêu?
Pháp luật
Tổ chức không thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Pháp luật
Quy trình ký quỹ bảo vệ môi trường khi nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất? Thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường tại đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ký quỹ bảo vệ môi trường
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
3,988 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ký quỹ bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ký quỹ bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào