Những trường hợp nào sẽ phải trưng cầu giám định bệnh tâm thần? Hiện nay có bao nhiêu bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần?
Những trường hợp nào sẽ phải trưng cầu giám định bệnh tâm thần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Theo đó, trường hợp bắt buộc phải đi trưng cầu giám định bệnh tâm thần như sau:
- Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
- Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
Do đó, nếu người có những biểu hiện trên thì sẽ bắt buộc phải đi trưng cầu giám định bệnh tâm thần.
Những trường hợp nào sẽ phải trưng cầu giám định bệnh tâm thần? Hiện nay có bao nhiêu bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần? (Hình từ Internet)
Hiện nay có bao nhiêu bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần?
Căn cứ theo Phần 2 tại Mục lục được ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT quy định về những bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần như sau:
- Mất trí trong bệnh pick (F02.0)
- Mất trí không biệt định (F03)
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)
- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)
- Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)
- Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)
- Hưng cảm nhẹ (F30.0)
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)
- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
- Giai đoạn trầm cảm vừa (F32.1)
- Rối loạn trầm cảm tái diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)
- Khí sắc chu kỳ (F34.0)
- Rối loạn hoảng sợ (F41.0)
- Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)
- Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)
- Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)
- Phản ứng hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F43.22)
- Sững sờ phân ly (F44.2)
- Các rối loạn vận động phân ly (F44.4)
- Co giật phân ly (F44.5)
- Các rối loạn phân ly (chuyển di) hỗn hợp (F44.7)
- Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)
- Xu hướng tình dục quá mức (F52.7)
- Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.0)
- Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.1)
- Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm (F62.0)
- Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần (F62.1)
- Loạn dục trẻ em (F65.4)
Như vậy, hiện nay theo kết luận giám định pháp y tâm thần thì có 30 bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần.
Xem thêm Tải về phần kết luận giám định pháp y tâm thần 30 bệnh tâm thần và rối loạn tâm thần tại đây.
Người trưng cầu giám định bệnh tâm thần có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định như sau:
- Người trưng cầu giám định có quyền:
+ Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật Giám định tư pháp 2012 thực hiện giám định;
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Luật Giám định tư pháp 2012 trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
- Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
+ Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định;
+ Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
+ Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
+ Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;
+ Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?