Những vấn đề UBND Hà Nội cần thảo luận và quyết nghị? Trình UBND Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội những công việc gì?
Những vấn đề UBND Hà Nội cần thảo luận và quyết nghị?
Những vấn đề UBND Hà Nội thảo luận và quyết nghị theo Điều 4 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- Trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định hoặc thông qua các nội dung, vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND Thành phố.
- Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố hoặc xem xét, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Quyết định việc thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề mới chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp thực tiễn mà thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Các dự thảo đề án phát triển ngành, lĩnh vực có tính chất trung hạn (03 đến 05 năm), dài hạn (10 hoặc trên 10 năm) thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố.
- Chương trình công tác của UBND Thành phố hằng năm; kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và việc thực hiện Quy chế làm việc của UBND Thành phố.
- Tình hình kinh tế - xã hội hằng tháng, 06 tháng, cả năm và những nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
- Những vấn đề mà pháp luật quy định UBND Thành phố phải thảo luận và quyết nghị.
- Những vấn đề cần thiết khác theo quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố.
Những vấn đề UBND Hà Nội cần thảo luận và quyết nghị (Hình từ Internet)
UBND Hà Nội làm việc theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc làm việc của UBND Hà Nội theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- UBND Thành phố làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể UBND Thành phố với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND Thành phố và cá nhân từng thành viên UBND Thành phố. Mọi hoạt động của UBND Thành phố, thành viên UBND Thành phố phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của HĐND Thành phố.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, phát huy trách nhiệm nêu gương. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì, chịu trách nhiệm. Nếu nhiệm vụ giao cho sở, ngành, cơ quan, UBND các quận, huyện, thị xã thì Thủ trưởng sở, ngành, cơ quan, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã phải chịu trách nhiệm.
- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của UBND Thành phố. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên.
- Thực hiện phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật, trên cơ sở phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, bảo đảm sự quản lý thống nhất của UBND Thành phố; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của sở, ngành, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; đồng thời, có cơ chế phù hợp để giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực.
- Công khai, minh bạch, đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của UBND Thành phố, các sở, ngành, cơ quan, địa phương; thúc đẩy chính quyền điện tử, tiến nhanh tới chính quyền số, thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
Trình UBND Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội những công việc gì?
Các loại công việc trình UBND Hà Nội, Chủ tịch UBND Hà Nội theo Điều 13 Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội kèm theo Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định như sau:
- Các dự thảo tờ trình, báo cáo, văn bản khác để trình, báo cáo các cấp có thẩm quyền.
- Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Các hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông.
- Các dự thảo quyết định, chỉ thị, văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố.
- Các công việc do Chủ tịch UBND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng UBND Thành phố đề xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?