Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những việc nào?
- Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những việc nào?
- Hình thức giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những hình thức nào?
- Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc nào cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến?
Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những việc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức giám sát và những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát
1. Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát:
a) Việc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về giải quyết các thủ tục và các công việc khác có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Việc chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân; về tác phong, thái độ, lề lối làm việc của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
...
Theo đó, những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những việc sau:
- Việc Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ Công an về giải quyết các thủ tục và các công việc khác có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Việc chấp hành Điều lệnh Công an nhân dân; về tác phong, thái độ, lề lối làm việc của Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Hình từ Internet)
Hình thức giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức giám sát và những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát
...
2. Hình thức giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
c) Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
d) Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
đ) Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ;
- Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (đối với nơi có triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ);
- Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, hình thức giám sát của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện dân chủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm những hình thức sau:
- Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
- Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ.
- Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ;
+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (đối với nơi có triển khai hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ);
+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc nào cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BCA quy định như sau:
Những việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến
1. Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú, nơi làm việc.
3. Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Theo đó, trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ những việc sau đây cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham gia ý kiến:
- Biện pháp để thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Phương án, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nơi cư trú, nơi làm việc.
- Việc thành lập và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Đề nghị biểu dương khen thưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?