Những việc công chứng viên không được làm khi hành nghề công chứng là gì để đảm bảo thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp?
- Những việc công chứng viên không được làm khi hành nghề công chứng là gì để đảm bảo thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp?
- Những việc nào công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng?
- Những việc công chứng viên không được làm khi hướng dẫn tập sự là gì?
- Những việc nào công chứng viên không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng?
Những việc công chứng viên không được làm khi hành nghề công chứng là gì để đảm bảo thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp?
Ngoài quy định về các hành vi bị cấp theo Luật Công chứng 2014 thì tại Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP còn quy định về:
- Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng.
- Những việc công chứng viên không được làm khi hướng dẫn tập sự.
- Những việc công chứng viên không đưọc làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.
Và theo Điều 15 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP thì công chứng viên không tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình, khiển trách, xử lý kỷ luật theo Điều lệ của tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Những việc công chứng viên không được làm
Những việc nào công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng?
Tại Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP thì trong quan vệ với người yêu cầu công chứng, công chứng viên không được thực hiện những việc sau:
- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.
- Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.
- Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.
- Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
- Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
- Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.
- Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.
Những việc công chứng viên không được làm khi hướng dẫn tập sự là gì?
Tại khoản 2 Điều 11 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP thì khi công chứng viên nhận hướng dẫn tập sự không được làm những việc sau:
- Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân với những người đang tập sự hành nghề công chứng do mình hướng dẫn.
- Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự hành nghề công chứng.
- Thông đồng với người tập sự hành nghề công chứng để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự hành nghề công chứng.
- Lợi dụng tư cách là công chứng viên hướng dẫn để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.
Những việc nào công chứng viên không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng?
Tại Điều 12 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP quy định những việc công chứng viên không đưọc làm trong quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng gồm có:
- Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.
- Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.
- Hợp tác với cá nhân, tổ chức có khả năng gây áp lực buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức hành nghề công chứng của mình để công chứng vì mục đích lợi nhuận.
- Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới mọi hình thức không đúng quy định của pháp luật.
- Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận.
- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?