Những yêu cầu chung đối với các loại bình tự cứu cá nhân sử dụng trong hầm lò là gì? Quy định về bảo quản vận chuyển và sử dụng bình tự cứu cá nhân trong hầm hò như thế nào?
Những yêu cầu chung đối với các loại bình tự cứu cá nhân sử dụng trong hầm lò là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2018/BCT về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
"Điều 6. Yêu cầu chung
1. Tất cả các loại bình tự cứu cá nhân trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật.
2. Bình tự cứu cá nhân khi đã bật nắp; hết hạn sử dụng hoặc khi kiểm tra, thử nghiệm không đạt yêu cầu kỹ thuật phải được tiêu hủy.
3. Bình tự cứu cá nhân phải được lập sổ theo dõi kể từ khi đưa vào sử dụng.
4. Môi trường khi sử dụng bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ
Thành phần khí O2, CO và CO2 trong môi trường khi sử dụng để bình tự cứu cá nhân làm việc bình thường phải đảm bảo:
a) Hàm lượng khí O2 không nhỏ hơn 17%;
b) Hàm lượng khí CO không lớn hơn 1%;
c) Hàm lượng khí CO2 không lớn hơn 2%.
5. Về trang bị bình tự cứu cá nhân
a) Người lao động phải được trang bị bình tự cứu cá nhân theo quy định tại Quy chuẩn này khi ở trong hầm lò.
b) Mỏ hầm lò có khí cháy, nổ, độc phải có số bình tự cứu cá nhân nhiều hơn 10% so với số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò. Mỏ hầm lò không có khí cháy, nổ, độc số bình tự cứu cá nhân có thể nhỏ hơn tổng số lao động theo danh sách làm việc trong hầm lò nhưng số lượng không được nhỏ hơn số lao động theo danh sách lớn nhất làm việc trong hầm lò trong một ca sản xuất.
c) Đối với các mỏ hầm lò được xếp loại III trở lên theo khí mê tan và mỏ quặng sulfua nhóm II phải trang bị cho người làm việc ở những khu vực này bình tự cứu dạng cách ly."
Theo đó, tất cả các loại bình tự cứu cá nhân trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật, phải được lập sổ theo dõi kể từ khi đưa vào sử dụng.
Môi trường khi sử dụng bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ và đảm bảo quy định về trang bị bình tự cứu cá nhân cho người lao động.
Bình tự cứu cá nhân (Hình từ Internet)
Đối với bình tự cứu cá nhân sử dụng trong hầm lò, các yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo những gì?
Về những yêu cầu kỹ thuật đối với bình tự cứu cá nhân tại Điều 9 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2018/BCT về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
"Điều 9. Các yêu cầu kỹ thuật
1. Độ kín
Bình tự cứu cá nhân trong quá trình sử dụng phải đảm bảo về độ kín, không khí bên ngoài không xâm nhập vào bên trong bình.
2. Lực mở bình và lực kéo đứt liên kết giữa các bộ phận
Bình tự cứu cá nhân trong quá trình sử dụng phải đảm bảo:
a) Lực giật chốt mở bình từ 20 ÷ 80 N;
b) Lực kéo đứt liên kết giữa các bộ phận không nhỏ hơn 100 N.
3. Thời gian bảo vệ định mức
Tùy theo điều kiện mà thời gian làm việc của bình tự cứu cá nhân có thể thay đổi theo chế độ làm việc và khả năng hô hấp của người sử dụng, nhưng không được nhỏ hơn:
a) Sáu mươi (60) phút đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ khi sử dụng cho người đi bộ bình thường với lưu lượng thở là 35 lít/phút trong môi trường có nồng độ các loại khí: O2 lớn hơn 17%; CO nhỏ hơn 1,0%; CO2 nhỏ hơn 2,0%.
b) Sáu mươi (60) phút đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly khi sử dụng cho người đi bộ bình thường với lưu lượng thở là 35 lít/phút.
4. Sức cản trong quá trình thở
a) Đối với bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ: Sức cản hô hấp khi thở ra không lớn hơn 350 Pa; khi hít vào không lớn hơn 1.200 Pa.
b) Đối với bình tự cứu cá nhân dạng cách ly: Sức cản hô hấp khi hít vào và thở ra không lớn hơn 750 Pa.
5. Nhiệt độ khí thở khi hít vào từ bình tự cứu không lớn hơn 500C
6. Rung lắc
Ở trạng thái đứng tự do, bình tự cứu cá nhân dạng hấp thụ phải chịu được dao động rung lắc trong thời gian không nhỏ hơn 6 giờ với biên độ rung 20 ± 5 mm, tần suất rung 70 ± 5 lần trong 1 phút; bình tự cứu cá nhân dạng cách ly phải chịu được sự rung lắc trong thời gian không nhỏ hơn 5 phút với biên độ rung 20 ± 5 mm, tần suất rung 100 lần trong 1 phút và đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hoá chất hấp thụ hoặc hoá chất sinh khí và lớp bảo vệ hoá chất trong bình tự cứu cá nhân không bị xô lệch;
- Mối liên kết giữa các chi tiết bên trong phải đảm bảo chắc chắn;
- Khối lượng bụi sinh ra sau khi thử nghiệm không lớn hơn 0,5 g."
Theo đó, đối với bình tự cứu cá nhân thì những yêu cầu về kỹ thuật phải đảm bảo đúng với với quy định đó là về độ kín, lực mở bình và lực kéo đứt liên kết giữa các bộ phận, thời gian bảo vệ định mức, sức cản trong quá trình thở, Nhiệt độ khí thở khi hít vào và độ rung lắc.
Quy định về bảo quản vận chuyển và sử dụng bình tự cứu cá nhân trong hầm lò như thế nào?
Điều 12 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2018/BCT về An toàn bình tự cứu cá nhân sử dụng trong mỏ hầm lò quy định việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng cụ thể như sau:
Điều 12. Bảo quản, vận chuyển và sử dụng
1. Bảo quản
a) Quy định chung về bảo quản
- Bình tự cứu cá nhân phải được đặt lên giá có chiều cao không nhỏ hơn 0,2 m, không để bình tiếp xúc với nền kho.
- Trong quá trình bảo quản không được tháo quai, cạy lẫy mở bình khi chưa sử dụng, không để dầu mỡ bám lên bề mặt ngoài của bình tự cứu cá nhân, tránh chấn động do va đập.
- Bình tự cứu cá nhân không được bảo quản chung với các chất gây rỉ kim loại, xung quanh có chất dung môi.
- Không để bình tự cứu cá nhân đã sử dụng ở gần các chất lỏng hoặc các vật liệu rắn dễ cháy.
- Không được để bình tự cứu cá nhân phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và cách xa thiết bị có khả năng phát nhiệt đến 55 0C ít nhất 1 mét. Lúc di chuyển bình cần tránh để bình va đập mạnh.
b) Quy định về nơi bảo quản
- Tùy thuộc vào điều kiện thực tế sử dụng, bình tự cứu cá nhân được bảo quản tại kho trên mặt bằng hay kho dưới hầm lò.
- Kho bảo quản bình tự cứu cá nhân phải được thiết kế ít nhất 02 cửa để thuận tiện cho việc cấp phát hàng ca và khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
- Kho phải đủ điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm như sau:
+ Đối với kho chứa bình tự cứu cá nhân: Môi trường bảo quản trong kho có độ ẩm 60±15% (riêng các kho chứa bình đặt trong hầm lò thì độ ẩm 70±15%) và nhiệt độ từ 5÷40°C.
2. Vận chuyển
a) Thùng chứa bình tự cứu cá nhân có thể vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào với điều kiện phải được định vị chắc chắn.
b) Bình tự cứu cá nhân khi xếp trong thùng chứa phải theo hướng nắp của bình ở phía trên.
c) Thùng chứa bình tự cứu cá nhân trên phương tiện được xếp theo chiều chỉ dẫn trên vỏ thùng.
3. Sử dụng
a) Tất cả mọi người trước khi vào hầm lò phải được trang bị và hướng dẫn để sử dụng thành thạo bình tự cứu cá nhân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
b) Chỉ được sử dụng những bình tự cứu cá nhân thuộc lô sản phẩm đã được kiểm tra, thử nghiệm để xác định các thông số kỹ thuật, và quản lý đúng các quy định của Quy chuẩn này.
Một số quy định về việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng cần tuân thủ thực hiện đúng như sau:
- Về bảo quản, bình tự cứu cá nhân phải được đặt lên giá có chiều cao không nhỏ hơn 0,2 m, không để bình tiếp xúc với nền kho, không được tháo quai, cạy lẫy mở bình khi chưa sử dụng,...
Kho bảo quản bình tự cứu cá nhân phải được thiết kế ít nhất 02 cửa để thuận tiện cho việc cấp phát hàng ca và khi có tình huống khẩn cấp xảy ra. Kho phải đủ điều kiện bảo quản về nhiệt độ và độ ẩm.
- Về vận chuyển, thùng chứa bình tự cứu cá nhân có thể vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào với điều kiện phải được định vị chắc chắn. Bình tự cứu cá nhân khi xếp trong thùng chứa phải theo hướng nắp của bình ở phía trên.
- Về sử dụng, tất cả mọi người trước khi vào hầm lò phải được trang bị và hướng dẫn để sử dụng thành thạo bình tự cứu cá nhân khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?