Niêm phong vật chứng để làm gì? Niêm phong vật chứng bằng những cách nào? Những vật chừng nào không cần niêm phong?
- Niêm phong vật chứng để làm gì? Niêm phong vật chứng bằng những cách nào?
- Những vật chừng nào không cần niêm phong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án?
- Trình tự, thủ tục việc thực hiện niêm phong vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được quy định như thế nào?
Niêm phong vật chứng để làm gì? Niêm phong vật chứng bằng những cách nào?
Theo Nghị định 127/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 127/2017/NĐ-CP có giải thích về niêm phong vật chứng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách:
a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
c) Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.
Theo đó, Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng. Vật chứng được niêm phong bằng những cách như sau:
- Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
- Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phần hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;
- Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giấy niêm phong.
Niêm phong vật chứng để làm gì? Niêm phong vật chứng bằng những cách nào? (Hình ảnh từ Internet)
Những vật chừng nào không cần niêm phong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án?
Theo Điều 5 Nghị định 127/2017/NĐ-CP có quy định về vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như sau:
Vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong
Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
1. Vật chứng là động vật, thực vật sống.
2. Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
4. Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Như vậy, mọi vật chứng sau khi thu thập trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phải được niêm phong, trừ các vật chứng sau:
- Động vật, thực vật sống.
- Tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
- Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Trình tự, thủ tục việc thực hiện niêm phong vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục niêm phong vật chứng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án như sau:
Sau khi hoàn thành việc chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng gồm việc mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng thì tiến hành Thực hiện niêm phong vật chứng
- Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chứng;
- Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong (trường hợp vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được.
- Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chi) vào giấy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ rõ ràng bằng mực khó phai);
- Đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;
- Dán giấy niêm phong;
+ Đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần có thể mở được để lấy vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;
+ Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được, giấy niêm phong phải dán đè lên những phần quan trọng có tính xác định nguồn gốc, xuất xứ, đặc trưng của vật chứng và những phần ghép, nối của vật chứng;
+ Tùy từng trường hợp cụ thể, phải có hình thức bảo vệ giấy niêm phong cho phù hợp với điều kiện vận chuyển và bảo quản.
- Kiểm tra niêm phong của vật chứng (giấy niêm phong phải đảm bảo không bị rách, biến dạng; không bị mất, biến dạng các thông tin ghi trên giấy niêm phong).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?