Nnn tháng 11 là gì? Sức khỏe tình dục là gì? Tham gia thử thách nnn tháng 11 trên mạng xã hội phải chú ý sử dụng ngôn ngữ thế nào?
Nnn tháng 11 là gì? Sức khỏe tình dục là gì?
Nnn tháng 11 là gì?
Nnn tháng 11, hay còn gọi là No Nut November, là một thử thách mà những người tham gia cam kết không xuất tinh trong suốt tháng 11. Thử thách này xuất phát từ các diễn đàn trực tuyến và thường được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.
Mục tiêu của thử thách có thể là để kiểm soát ham muốn, nâng cao kỷ luật cá nhân hoặc đơn giản là tham gia vào một hoạt động thú vị cùng với những người khác. Trong tháng này, nhiều người thường chia sẻ kinh nghiệm và những thử thách mà họ phải đối mặt. Tuy nhiên, đây là một hoạt động tự nguyện và không có quy định chính thức nào.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Sức khỏe tình dục là gì?
Tại Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3781/QĐ-BYT năm 2020 có giải thích khái niệm về sức khỏe tình dục như sau:
Sức khỏe tình dục: là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội mà không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay rối loạn chức năng liên quan đến tình dục. Nó đòi hỏi một cách tiếp cận tích cực và tôn trọng đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục, cũng như khả năng có những trải nghiệm tình dục hài lòng và an toàn, không bị ép buộc, phân biệt đối xử và bạo lực.
Nnn tháng 11 là gì? Sức khỏe tình dục là gì? Tham gia thử thách nnn tháng 11 trên mạng xã hội phải chú ý sử dụng ngôn ngữ thế nào? (Hình từ Internet)
Tham gia thử thách nnn tháng 11 trên mạng xã hội phải chú ý sử dụng ngôn ngữ thế nào?
Tham gia thử thách nnn tháng 11 trên mạng xã hội phải chú ý sử dụng ngôn ngữ thế nào thì căn cứ Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ban hành kèm theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT năm 2021 như sau:
Quy tắc ứng xử cho tổ chức, cá nhân
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước - con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.
Theo đó, tổ chức, cá nhân tham gia thử thách nnn tháng 11 trên mạng xã hội cần lưu ý không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo và không sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục.
Thực trạng sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên hiện nay tồn tại những vấn đề đáng quan tâm nào?
Tại Phần I Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025 ban hành kèm theo Quyết định 3781/QĐ-BYT năm 2020 có quy định về thực trạng sức khỏe tình dục của vị thành niên, thanh niên đang tồn tại những vấn đề đáng quan tâm như sau:
Sức khỏe tình dục:
- Tuổi trung bình lần quan hệ tình dục đầu tiên của các đối tượng điều tra ở nhóm tuổi 14-24 là 18,7 (2017) sớm hơn so với kết quả của các điều tra trước (19,6 năm 2010).
- Khoảng 13% thanh thiếu niên cho biết đã từng có quan hệ tình dục và trung bình họ đã có 2 bạn tình.
- Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia cuộc điều tra, 15% cho biết có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Vị thành niên, thanh viên Việt Nam chưa có kiến thức đầy đủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe tình dục.
- Một nghiên cứu trên đối tượng nữ công nhân di cư ở tuổi TN cho thấy tỷ lệ không sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong 6 tháng qua là 27,8%.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?