Nợ Chính phủ là gì? Trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 thì mục tiêu dự kiến về nợ Chính phủ là bao nhiêu?
Nợ Chính phủ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nợ Chính phủ như sau:
Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
Theo quy định trên, nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ.
Nợ Chính phủ (Hình từ Internet)
Nợ Chính phủ bao gồm những loại nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về phân loại nợ Chính phủ như sau:
Phân loại nợ công
1. Nợ Chính phủ bao gồm:
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, nợ Chính phủ bao gồm những loại sau:
+ Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ.
+ Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài.
+ Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
Trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 thì mục tiêu dự kiến về nợ Chính phủ là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu của Chiến lược nợ công đến năm 2030 như sau:
Phê duyệt “Chiến lược nợ công đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
...
2. Mục tiêu tổng quát
Tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
3. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.
b) Dự kiến đến năm 2030.
- Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP.
- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
- Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
...
Theo mục tiêu tổng quát trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 thì duy trì các chỉ số nợ Chính phủ ở mức an toàn.
Đồng thời thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.
Và trong Chiến lược nợ công đến năm 2030 thì mục tiêu dự kiến về nợ Chính phủ là không quá 50%GDP.
Và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
Nguồn lực để thực hiện Chiến lược nợ công đến năm 2030 được quy định thế nào?
Theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022 quy định về tổ chức thực hiện như sau:
Phê duyệt “Chiến lược nợ công đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
...
6. Tổ chức thực hiện
a) Các giai đoạn thực hiện Chiến lược
Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030 được thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1: triển khai thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay và trả nợ công 5 năm 2021-2025 theo các Nghị quyết của Quốc hội; xây dựng và thực hiện các chương trình quản lý nợ công 3 năm gối đầu và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm;
- Giai đoạn 2: xây dựng và thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia, Kế hoạch vay và trả nợ công 5 năm 2026-2030; các chương trình quản lý nợ công 3 năm gối đầu và kế hoạch vay, trả nợ công hàng năm.
b) Nguồn lực thực hiện Chiến lược
Kinh phí xây dựng và triển khai các nội dung của đề án Chiến lược nợ công được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kinh phí xây dựng và triển khai các nội dung của đề án Chiến lược nợ công được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?