Nợ được Chính phủ bảo lãnh được hiểu thế nào? Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm những khoản nợ nào?
Nợ được Chính phủ bảo lãnh được hiểu thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về nợ được Chính phủ bảo lãnh như sau:
Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
Theo quy định trên, nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh (Hình từ Internet)
Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm những khoản nợ nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về phân loại nợ Chính phủ như sau:
Phân loại nợ công
1. Nợ Chính phủ bao gồm:
a) Nợ do Chính phủ phát hành công cụ nợ;
b) Nợ do Chính phủ ký kết thỏa thuận vay trong nước, nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách trung ương vay từ quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, ngân quỹ nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
2. Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
a) Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh;
b) Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
3. Nợ chính quyền địa phương bao gồm:
a) Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;
b) Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài;
c) Nợ của ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và vay khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Theo đó, nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm những khoản nợ sau:
+ Nợ của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
+ Nợ của ngân hàng chính sách của Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về xây dựng, điều hành chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia như sau:
Xây dựng, điều hành chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp nhu cầu vay, trả nợ nước ngoài ngắn, trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, đề xuất tốc độ tăng dư nợ vay ngắn hạn tối đa và hạn mức vay nước ngoài trung, dài hạn theo phương thức tự vay, tự trả, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trong kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức quản lý và giám sát chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia, trong đó:
a) Bộ Tài chính quản lý, giám sát nợ nước ngoài của Chính phủ, các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh bảo đảm các hạn mức được phê duyệt;
b) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý, giám sát nợ tự vay tự trả nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh và đảm bảo trong hạn mức được phê duyệt.
3. Trong khoảng thời gian chưa có phê duyệt hạn mức vay của năm kế hoạch, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế, xác định khoản vay nằm trong hạn mức vay hằng năm với điều kiện số lũy kế vay ròng đến thời điểm xác nhận không vượt quá 50% hạn mức vay của năm liền trước.
Theo đó, cơ quan có trách nhiệm giám sát các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh bảo đảm các hạn mức được phê duyệt là Bộ Tài chính.
Việc tổ chức công tác trả nợ đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức công tác trả nợ đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh như sau:
Tổ chức công tác trả nợ
1. Đối với nợ Chính phủ:
a) Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách trung ương để trả nợ;
b) Bộ Tài chính thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn;
c) Đối với các khoản vay về cho vay lại, Bộ Tài chính và cơ quan được Bộ Tài chính ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm thu hồi toàn bộ gốc, lãi, phí và các chi phí có liên quan.
2. Đối với nợ chính quyền địa phương:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương để trả nợ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn.
3. Đối với nợ được Chính phủ bảo lãnh:
a) Đối tượng được Chính phủ bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo quy định của thỏa thuận vay với bên cho vay và thỏa thuận bảo lãnh của Chính phủ.
b) Nghĩa vụ của người bảo lãnh và trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh trong việc trả nợ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ.
Như vậy, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ theo quy định của thỏa thuận vay với bên cho vay và thỏa thuận bảo lãnh của Chính phủ.
Nghĩa vụ của người bảo lãnh và trách nhiệm của đối tượng được bảo lãnh trong việc trả nợ thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?