Nợ vay bắt buộc bảo lãnh là gì? Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển có gồm nợ vay bắt buộc bảo lãnh không?
Nợ vay bắt buộc bảo lãnh là gì?
Nợ vay bắt buộc bảo lãnh được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 46/2021/NĐ-CP thì nợ vay bắt buộc bảo lãnh là các khoản nợ vay bắt buộc sau khi Ngân hàng Phát triển thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nợ vay bắt buộc bảo lãnh là gì? Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển bao gồm nợ vay bắt buộc bảo lãnh không? (Hình từ Internet)
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển có bao gồm nợ vay bắt buộc bảo lãnh không?
Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển bao gồm nợ vay bắt buộc bảo lãnh không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
1. Các quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển bao gồm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và quỹ dự phòng rủi ro các khoản nợ vay khác được hình thành từ các nguồn sau:
a) Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này;
b) Số tiền thu hồi được từ các khoản nợ gốc đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý;
c) Phần chênh lệch giữa giá bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng sau khi trừ các chi phí liên quan đến bán nợ theo quy định của pháp luật cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ (gốc, lãi) theo quy định;
d) Kết chuyển số dư quỹ dự phòng rủi ro của hoạt động cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh vào quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh; số dư quỹ dự phòng rủi ro của các hoạt động cho vay khác vào quỹ dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác tại thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành;
đ) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
…
Theo quy định trên thì Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Phát triển có bao gồm nợ vay bắt buộc bảo lãnh.
Ngân hàng Phát triển trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ nào?
Ngân hàng Phát triển trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ được quy định tại khoản khoản 1 Điều 16 Nghị định 46/2021/NĐ-CP như sau:
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Ngân hàng Phát triển tính vào chi phí hoạt động hằng năm để trích lập dự phòng rủi ro đối với tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; nợ vay bắt buộc bảo lãnh và các khoản nợ vay khác mà Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng. Việc trích lập như sau:
1. Đối với dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, nợ vay bắt buộc bảo lãnh (sau đây gọi tắt là dự phòng rủi ro tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh): Hằng năm, Ngân hàng Phát triển căn cứ chênh lệch thu chi tài chính để quyết định mức trích lập nhưng tối thiểu bằng 0,75% tổng dư nợ tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, nợ vay bắt buộc bảo lãnh và đảm bảo số dư quỹ dự phòng rủi ro không vượt quá tổng mức phải trích lập theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.
2. Đối với dự phòng rủi ro các khoản cho vay khác:
a) Đối với các khoản cho vay từ nguồn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ:
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết kể từ ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 97/2018/NĐ-CP), Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo quy định tại Nghị định số 97/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có);
Đối với các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển được ký kết trước ngày Nghị định số 97/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài ký với Bộ Tài chính. Trường hợp Hợp đồng ủy quyền cho vay lại không quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro thì Ngân hàng Phát triển thực hiện trích lập theo quy định tại điểm b khoản này;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng Phát triển trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ đối với tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; nợ vay bắt buộc bảo lãnh và các khoản nợ vay khác mà Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?