Nơi cư trú của người nộp thuế có được xem là trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật?
Nơi cư trú của người nộp thuế có được xem là trụ sở của người nộp thuế không?
Căn cứ Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hóa, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.
5. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
...
Theo quy định nêu trên, trụ sở của người nộp thuế là địa điểm người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh, bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi để hàng hóa, nơi để tài sản dùng cho sản xuất, kinh doanh; nơi cư trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ thuế.
Như vậy, trong trường hợp nơi cư trú của người nộp thuế là nơi người nộp thuế tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh thì được xem là trụ sở của người nộp thuế.
Nơi cư trú của người nộp thuế có được xem là trụ sở của người nộp thuế theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan quản lý thuế kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế theo kế hoạch, chuyên đề mấy lần trong năm?
Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
...
Như vậy, trong trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề thì cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
Lưu ý:
- Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký.
- Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
Trình tự thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế như thế nào?
Trình tự thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được quy định tại khoản 4 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:
(1) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
(2) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
(3) Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
(4) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
(5) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Lưu ý: Trường hợp kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?