Nội dung bài giảng của giảng viên đại học phải đáp ứng được yều cầu gì khi đưa vào việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo?
Bài giảng của giảng viên trong chương trình đại học là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT có định nghĩa về tại liệu để giảng dạy như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài liệu giảng dạy bao gồm: giáo trình, bài giảng của giảng viên và tài liệu tham khảo.
2. Giáo trình là tài liệu để giảng dạy, học tập, nghiên cứu chính của một học phần, được cơ sở đào tạo tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tại cơ sở đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
...
Theo quy định thì bải giảng của giảng viên là một phần của tài liệu giảng dạy cho chương trình đại học.
Cụ thể, bài giảng là tài liệu do giảng viên biên soạn để giảng dạy đối với học phần được phân công giảng dạy, trên cơ sở đề cương chi tiết của học phần, giáo trình giảng dạy chính thức, chuẩn đầu ra của học phần và chương trình đào tạo.
Nội dung bài giảng của giảng viên phải đáp ứng được yều cầu gì khi đưa vào việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo? (Hình từ Internet)
Nội dung bài giảng của giảng viên phải đáp ứng được yều cầu gì khi đưa vào việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu đối với nội dung bài giảng của giảng viên như sau:
Yêu cầu đối với bài giảng
1. Bài giảng phải có nội dung phù hợp, thống nhất với nội dung được quy định trong đề cương chi tiết của học phần và giáo trình giảng dạy chính thức, đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần và yêu cầu của chương trình đào tạo.
2. Bài giảng phải có nội dung cụ thể, có danh mục tài liệu tham khảo, có ví dụ minh họa, có câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành vận dụng, thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức mới để bảo đảm bài giảng ngày càng khoa học, hiện đại, mang tính thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo. Giảng viên biên soạn bài giảng bằng ngôn ngữ giảng dạy học phần và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của bài giảng.
3. Cơ sở đào tạo quy định về nội dung, hình thức và các yêu cầu cụ thể đối với bài giảng theo từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo; quy định về quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên và của cơ sở đào tạo, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nội dung bài giảng của giảng viên phải đáp ứng được các yêu cầu sau khi đưa vào chương trình đại học:
- Có nội dung cụ thể;
- Có danh mục tài liệu tham khảo;
- Có ví dụ minh họa;
- Có câu hỏi hướng dẫn ôn tập, định hướng thảo luận, bài tập thực hành vận dụng;
- Nội dung bài giảng phải được cập nhật thường xuyên, bổ sung kiến thức mới để bảo đảm bài giảng ngày càng khoa học, hiện đại, mang tính thực tiễn cao đáp ứng yêu cầu đào tạo.
- Giảng viên biên soạn bài giảng bằng ngôn ngữ giảng dạy học phần và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn của bài giảng.
Bài giảng của giảng viên có bắt buộc phải cung cấp cho sinh viên trước giờ giảng không?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 35/2021/TT-BGDĐT quy định về việc sử dụng bài giảng như sau:
Sử dụng bài giảng và tài liệu tham khảo
1. Bài giảng của giảng viên phải được cung cấp cho người học trước hoặc trong hoặc sau giờ giảng để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học. Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở đào tạo) quy định về nội dung, hình thức bài giảng và việc cung cấp nội dung bài giảng cho người học.
2. Tài liệu tham khảo phải được công khai về tên tài liệu, năm xuất bản, nơi xuất bản hoặc địa chỉ truy cập nguồn dữ liệu trên mạng internet; thường xuyên bổ sung tài liệu mới để giảng viên, người học biết và sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập, đồng thời phải bảo đảm để giảng viên và người học có khả năng truy cập, sử dụng dễ dàng và thuận tiện.
3. Cơ sở đào tạo quy định cụ thể quy trình đưa bài giảng, tài liệu tham khảo vào sử dụng trong giảng dạy, học tập tại cơ sở đào tạo; quy định về việc sử dụng, giám sát, quyền hạn, trách nhiệm của giảng viên, người học và các bên liên quan trong việc cung cấp và tiếp cận bài giảng do giảng viên biên soạn, tài liệu tham khảo đối với từng học phần của chương trình đào tạo, ngành đào tạo và trình độ đào tạo, quy định việc công khai và mức độ công khai bài giảng của giảng viên.
Như vậy, bài giảng của giảng viên không bắt buộc phải cung cấp cho sinh viên trước giờ giảng mà giảng viên có thể cung cấp trước hoặc trong hoặc sau giờ giảng để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của người học.
Cũng theo quy định này thì Giám đốc, viện trưởng, hiệu trưởng cơ sở đào tạo quy định về nội dung, hình thức bài giảng và việc cung cấp nội dung bài giảng cho người học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?