Nội dung biện pháp trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng?
- Biện pháp trồng lại rừng được áp dụng đối với các đối tượng rừng nào?
- Nội dung biện pháp trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng?
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các biện pháp lâm sinh được quy định như thế nào?
Biện pháp trồng lại rừng được áp dụng đối với các đối tượng rừng nào?
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022) quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng sau khai thác trắng, rừng bị mất do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác; trồng bổ sung đối với diện tích không đủ tiêu chí thành rừng.
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 21, khoản 22 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2022) quy định như sau:
Trồng lại rừng
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất rừng trồng sau khai thác trắng;
b) Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng;
c) Diện tích rừng phòng hộ sau khai thác các loài cây trồng xen, cây sinh trưởng nhanh cải tạo đất.
d) Diện tích rừng trồng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển chưa đủ tiêu chí thành rừng; rừng trồng sản xuất chuyển sang rừng phòng hộ, đặc dụng; rừng trồng đến tuổi thành thục sinh học (già cỗi) không đủ mật độ cây trồng chính 600 cây/ha đối với rừng phòng hộ. Độ tàn che dưới 0,3.
...
Như vậy, biện pháp trồng lại rừng được áp dụng đối với các đối tượng rừng cụ thể trên.
Trước đây, căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng là biện pháp lâm sinh tạo rừng trên diện tích đất rừng trồng sau khai thác hay bị thiệt hại do thiên tai hoặc do các nguyên nhân khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng
1. Đối tượng:
a) Diện tích đất rừng trồng sau khai thác trắng;
b) Diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng;
c) Diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt) sau khai thác các loài cây trồng xen, trồng cây mọc nhanh cải tạo đất.
...
Theo đó, đối tượng của biện pháp trồng lại rừng là các đối tượng rừng được quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên. Trong đó có rừng bị thiệt hại do thiên tai và các nguyên nhân khác không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng.
Trồng lại rừng (Hình từ Internet)
Nội dung biện pháp trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trồng lại rừng như sau:
Trồng lại rừng
...
2. Nội dung biện pháp:
a) Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này thuộc rừng đặc dụng, thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này;
Đối tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này và sau 03 chu kỳ khai thác trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng lâm nghiệp khác thích hợp, nhằm hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị suy giảm năng suất, chất lượng rừng trồng.
b) Đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện biện pháp khai thác rừng theo băng khi cây rừng có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém; chiều rộng của băng chặt và băng chừa bằng 2/3 chiều cao của cây rừng;
Các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện theo điểm a, điểm b, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
Khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên, khai thác băng chừa và trồng lại rừng như đối với băng chặt.
Theo đó, đối với diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng thuộc rừng đặc dụng thì sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng mới rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
Đối tượng thuộc rừng phòng hộ, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng mới rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
Đối tượng thuộc rừng sản xuất, thực hiện biện pháp kỹ thuật trồng rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT.
Và sau 03 chu kỳ khai thác trở lên cần thay đổi cây trồng bằng một loài cây trồng lâm nghiệp khác thích hợp để hạn chế phát sinh dịch sâu, bệnh hại hoặc bị suy giảm năng suất, chất lượng rừng trồng.
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các biện pháp lâm sinh được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Tổng cục Lâm nghiệp
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên phạm vi cả nước;
b) Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các loài cây trồng lâm nghiệp chính;
c) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh;
b) Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định tại Thông tư này;
c) Xây dựng và ban hành các hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho loài cây đặc thù trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp có những trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 15 nêu trên. Trong đó có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện tại các địa phương.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều 15 nêu trên. Trong đó có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?