Nội dung chương trình họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước gồm những gì?
- Ai quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước?
- Chương trình họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước gồm những nội dung gì?
- Đề tài NCKH cấp cơ sở xếp loại Không đạt phải được chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn bao lâu?
Ai quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước?
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước được thành lập theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Quy chế xét chọn, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH
...
2. Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH có tối thiểu 7 thành viên (đối với đề tài NCKH cấp Bộ), tối thiểu 5 thành viên (đối với đề tài NCKH cấp Cơ sở) và một thư ký hành chính giúp việc Hội đồng.
a) Thẩm quyền thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH
- Tổng Kiểm toán nhà nước ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đối với đề tài NCKH cấp Bộ;
- Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đối với đề tài NCKH cấp cơ sở.
b) Thành phần và trách nhiệm của thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu
Thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu là những nhà khoa học, nhà quản lý có năng lực, uy tín, am hiểu lĩnh vực chuyên môn của đề tài NCKH nhưng không phải là những thành viên tham gia thực hiện đề tài NCKH.
Các thành viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu có nhiệm vụ: xem xét, đánh giá kết quả của đề tài NCKH bằng văn bản; đề xuất các vấn đề bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn chỉnh các sản phẩm của đề tài NCKH.
...
Theo quy định trên, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán ký quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đối với đề tài NCKH cấp cơ sở.
Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Chương trình họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cấp cơ sở của Kiểm toán nhà nước gồm những nội dung gì?
Chương trình họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH cơ sở được quy định tại khoản 4 Điều 24 Quy chế xét chọn, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 gồm các nội dung sau:
- Đại diện Văn phòng Hội đồng khoa học KTNN hoặc đại diện đơn vị chủ trì đề tài NCKH công bố Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.
- Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu chủ trì phiên họp.
- Đại diện Ban chủ nhiệm đề tài NCKH báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài NCKH.
- Các phản biện đọc nhận xét và nêu câu hỏi.
- Các ủy viên Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và những người tham dự phát biểu ý kiến và nêu câu hỏi.
- Chủ nhiệm đề tài NCKH giải trình và trả lời câu hỏi.
- Trên cơ sở ý kiến góp ý, nhận xét của các thành viên; Hội đồng tiến hành thảo luận và chấm điểm đề tài NCKH (PHỤ LỤC 13, PHỤ LỤC 14); dựa vào mức điểm trung bình cộng của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH được xếp theo 04 mức sau:
+ Xuất sắc (Từ 85 đến 100 điểm);
+ Khá (Từ 65 đến 84 điểm);
+ Đạt (Từ 50 đến 64 điểm);
+ Không đạt (Dưới 50 điểm).
- Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu công bố kết luận cuộc họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu. Biên bản họp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu (PHỤ LỤC 15).
Đề tài NCKH cấp cơ sở xếp loại Không đạt phải được chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn bao lâu?
Đề tài NCKH cấp cơ sở xếp loại Không đạt phải được chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 24 Quy chế xét chọn, tuyển chọn và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1038/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Đánh giá, nghiệm thu đề tài NCKH
...
5. Đối với các đề tài xếp loại từ mức Đạt trở lên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tổ chức nghiệm thu, chủ nhiệm tiến hành sửa chữa, hoàn thiện kết quả nghiên cứu theo ý kiến kết luận của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và gửi lại cho Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán.
6. Đối với các đề tài xếp loại Không đạt, chủ nhiệm có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày họp nghiệm thu lần thứ nhất. Quá thời hạn 60 ngày nếu chủ nhiệm không hoàn thiện kết quả nghiên cứu để tiến hành nghiệm thu lần thứ hai, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước có hình thức xử lý trách nhiệm và tiến hành thanh lý hợp đồng NCKH theo quy định hiện hành của pháp luật.
7. Nếu nghiệm thu lần thứ hai không đạt, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước cho phép thanh lý hợp đồng NCKH theo quy định hiện hành của pháp luật.
8. Các đề tài NCKH nộp sản phẩm chậm hơn tiến độ quy định trong hợp đồng sẽ không được đánh giá xếp loại Xuất sắc.
Theo đó, đối với các đề tài NCKH cấp cơ sở xếp loại Không đạt, chủ nhiệm có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu theo ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá, nghiệm thu trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày họp nghiệm thu lần thứ nhất.
Quá thời hạn 60 ngày nếu chủ nhiệm không hoàn thiện kết quả nghiên cứu để tiến hành nghiệm thu lần thứ hai, Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước có hình thức xử lý trách nhiệm và tiến hành thanh lý hợp đồng NCKH theo quy định hiện hành của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?