Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm việc xác định diện tích rừng tại khu vực nào?
- Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm việc xác định diện tích rừng tại khu vực nào?
- Việc xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Phương án quản lý rừng bền vững được thực hiện thông qua các giải pháp nào?
Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm việc xác định diện tích rừng tại khu vực nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm việc xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn.
Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm việc xác định diện tích rừng tại khu vực nào? (hình từ internet)
Việc xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
...
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn:
a) Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;
b) Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.
...
Như vậy, việc xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn trong phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng được xác định như sau:
- Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;
- Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.
Phương án quản lý rừng bền vững được thực hiện thông qua các giải pháp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
...
5. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
đ) Các giải pháp khác.
6. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;
b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.
7. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
Như vậy, phương án quản lý rừng bền vững được thực hiện thông qua các giải pháp sau đây:
- Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
- Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
- Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
- Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
- Các giải pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?