Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
- Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
- Hoạt động kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra giám sát được quy định như thế nào?
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 06/2024/TT-BQP thì đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thông qua Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình, kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển trung và dài hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên), Hội đồng quản trị;
- Tình hình, kết quả thực hiện đề án, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp được Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên) phê duyệt;
- Việc chấp hành chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp;
- Hoạt động của Người đại diện phần vốn nhà nước theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tình hình, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với Người đại diện phần vốn nhà nước; quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, Người đại diện phần vốn nhà nước;
- Chấp hành quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về hợp tác quốc tế khi thực hiện hoạt động liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tình hình quản lý, sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê vào mục đích kinh doanh và việc sử dụng đất quốc phòng theo phương án, hợp đồng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp;
- Tình hình, kết quả thực hiện dự án đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chuyển nhượng dự án theo nghị quyết, hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông (Hội đồng thành viên), Hội đồng quản trị;
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng an ninh được Bộ Quốc phòng trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt, giao nhiệm vụ, đặt hàng;
- Nội dung khác theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hoạt động kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Thông tư 06/2024/TT-BQP về hình thức kiểm tra giám sát như sau:
Hình thức kiểm tra, giám sát
1. Kiểm tra, giám sát gián tiếp thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá, thẩm tra, thẩm định các loại báo cáo, hồ sơ tài liệu khác có liên quan của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Kiểm soát viên, Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra, kiểm toán, thanh tra trong kỳ có liên quan.
2. Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp thông qua thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát theo kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kết hợp hình thức kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ sẽ được thực hiện theo hình thức gián tiếp hoặc trực tiếp hoặc có thế kết hợp cả hai.
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra giám sát được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư 06/2024/TT-BQP về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra giám sát như sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo đề xuất, báo cáo của cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.
- Thủ trưởng cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp theo kế hoạch công tác năm đã được phê duyệt hoặc văn bản chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong trường hợp:
+ Trong kế hoạch công tác năm của cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt có nội dung, đối tượng, phạm vi, thời gian tiến hành cuộc kiểm tra, giám sát;
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Thủ trưởng đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng được giao quản lý doanh nghiệp phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được giao quản lý theo đề xuất, báo cáo của cơ quan chức năng trực thuộc.
- Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất đối với:
+ Đơn vị nội bộ doanh nghiệp;
+ Công ty con là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh;
+ Đối tượng khác thuộc phạm vi, thẩm quyền theo đề xuất, báo cáo của phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?