Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những gì?
- Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những gì?
- Công tác kiểm tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng có cần thành lập Đoàn kiểm tra giám sát không?
- Thành phần Đoàn kiểm tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những ai?
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 06/2024/TT-BQP thì nội dung kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tình hình, kết quả thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tình hình, kết quả thực hiện đề án, phương án cơ cấu lại doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Việc chấp hành chế độ báo cáo, công bố thông tin của doanh nghiệp;
- Công tác tổ chức quản lý, quản trị nội bộ của doanh nghiệp;
- Cơ chế phối hợp, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp theo Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tình hình, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với người quản lý, Kiểm soát viên tại doanh nghiệp; quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động, người quản lý doanh nghiệp và Kiểm soát viên;
- Tình hình, kết quả hoạt động đầu tư liên doanh với đối tác nước ngoài tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; chấp hành quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng về hợp tác quốc tế khi liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- Tình hình quản lý, sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê vào mục đích kinh doanh và việc sử dụng đất quốc phòng theo phương án, hợp đồng sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; quản lý, sử dụng nguồn lực được giao không tính vào phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan;
- Tình hình, kết quả thực hiện dự án đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, chuyển nhượng dự án của doanh nghiệp;
- Tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh theo kế hoạch hằng năm được Bộ Quốc phòng trực tiếp hoặc thông qua cơ quan chức năng, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng phê duyệt, giao nhiệm vụ, đặt hàng;
- Nội dung khác theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng và quy định của pháp luật có liên quan.
Nội dung công tác kiểm tra giám sát đối với doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng có cần thành lập Đoàn kiểm tra giám sát không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 06/2024/TT-BQP về hình thức kiểm tra giám sát như sau:
Hình thức kiểm tra, giám sát
1. Kiểm tra, giám sát gián tiếp thông qua việc tổng hợp, phân tích, đánh giá, thẩm tra, thẩm định các loại báo cáo, hồ sơ tài liệu khác có liên quan của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, Kiểm soát viên, Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp và tổng hợp kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra, kiểm toán, thanh tra trong kỳ có liên quan.
2. Kiểm tra, giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp thông qua thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát theo kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kết hợp hình thức kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Như vậy, đối với công tác kiểm tra tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng thông qua thành lập Đoàn kiểm tra giám sát và được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra giám sát định kỳ hằng năm hoặc đột xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thành phần Đoàn kiểm tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18 Thông tư 06/2024/TT-BQP như sau:
Phương thức kiểm tra, giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thông qua thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát
...
4. Tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát được cấp có thẩm quyền phê duyệt
a) Thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát:
Thành phần Đoàn kiểm tra, giám sát gồm: Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát; Phó Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát (nếu cần thiết); thành viên Đoàn kiểm tra, giám sát.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm tra, giám sát có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc kiểm tra, giám sát làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn và thành phần, số lượng thành viên khác tham gia Đoàn kiểm tra, giám sát để cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 3 Điều này xem xét, quyết định;
...
Theo đó, thành phần Đoàn kiểm tra giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng bao gồm:
- Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát;
- Phó Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát (nếu cần thiết);
- Thành viên Đoàn kiểm tra, giám sát.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?