Nội dung đánh giá an toàn đê sông và báo cáo đánh giá an toàn đê sông được quy định như thế nào?
Đánh giá an toàn đê sông bao gồm những nội dung gì?
Nội dung đánh giá an toàn đê sông căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 quy định như sau:
Nội dung đánh giá an toàn đê sông
Nội dung đánh giá an toàn đê sông bao gồm: đánh giá về chất lượng công trình, khả năng phòng lũ, ổn định kết cấu, ổn định thấm, ổn định đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt và đánh giá công tác quản lý vận hành;
Nội dung đánh giá an toàn đê sông áp dụng cho công tác Kiểm tra đê sông và công tác Kiểm định an toàn đê.
Theo đó, nội dung đánh giá an toàn đê sông bao gồm:
Đánh giá về chất lượng công trình, khả năng phòng lũ, ổn định kết cấu, ổn định thấm, ổn định đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt và đánh giá công tác quản lý vận hành.
Nội dung đánh giá an toàn đê sông áp dụng cho công tác Kiểm tra đê sông và công tác Kiểm định an toàn đê.
Đánh giá an toàn đê sông (Hình từ Internet)
Đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm những nội dung gì?
Nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông quy định ở tiểu mục 7.3 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 cụ thể:
Kiểm định an toàn đê
7.1 Công tác chuẩn bị
Danh mục các tài liệu kỹ thuật phục vụ công tác kiểm định đê sông quy định tại Phụ lục A. Các tài liệu phục vụ nghiên cứu chuyên sâu còn thiếu phải được thu thập, khảo sát đầy đủ về nội dung, thành phần, khối lượng theo quy định.
7.2 Đối tượng kiểm định
Đê sông cấp III, cấp II, cấp I và cấp đặc biệt.
7.3 Nội dung kiểm định
7.3.1 Nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm:
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành.
7.3.2 Quy định chung:
Hạng mục an toàn phòng lũ, an toàn kết cấu, an toàn thấm được tính toán kiểm định cho từng mặt cắt điển hình đã chọn, kết hợp kiểm tra hiện trường để đánh giá cho các đơn nguyên;
Hạng mục chất lượng công trình, quản lý vận hành và đoạn nối tiếp đê với công trình giao cắt dựa vào trạng thái tổng thể của đơn nguyên chỉ định để phân tích đánh giá.
7.3.3 Đánh giá chất lượng đê qua công tác kiểm tra tại hiện trường: thực hiện theo Điều 6 của tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, nội dung đánh giá an toàn đê sông trong bước kiểm định đê sông bao gồm:
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp đê và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành.
Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung gì?
Nội dung báo cáo đánh giá an toàn đê sông được quy định ở Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12317:2018 cụ thể:
Báo cáo kết quả đánh giá an toàn đê sông
Báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung sau:
- Báo cáo quá trình công tác đánh giá;
- Tình hình các hạng mục của công trình;
- Chỉnh lý và bổ sung số liệu về an toàn;
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành;
- Đánh giá an toàn tổng hợp;
- Kiến nghị nội dung công tác khắc phục;
- Đánh giá an toàn cho các hạng mục quan trọng khác.
10 Quản lý hồ sơ kỹ thuật
10.1 Quy định chung
10.1.1 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng hồ sơ kỹ thuật theo quy định pháp luật.
10.1.2 Đơn vị quản lý công trình đê cần xây dựng chế độ quản lý hồ sơ kỹ thuật.
10.1.3 Quản lý hồ sơ kỹ thuật cần bố trí nhân viên có trình độ chuyên môn để quản lý hồ sơ.
10.1.4 Bảo quản hồ sơ cần đồng bộ, sạch sẽ, hoàn hảo và có các thiết bị để phòng cháy, phòng ẩm, phòng nấm mốc, phòng côn trùng, phòng chuột, phòng mối.
Như vậy, báo cáo đánh giá an toàn đê sông cần bao gồm những nội dung sau:
- Báo cáo quá trình công tác đánh giá;
- Tình hình các hạng mục của công trình;
- Chỉnh lý và bổ sung số liệu về an toàn;
- Đánh giá an toàn đê sông qua công tác kiểm tra tại hiện trường;
- Đánh giá chất lượng công trình đê sông;
- Đánh giá an toàn phòng lũ;
- Đánh giá an toàn kết cấu;
- Đánh giá an toàn dòng thấm;
- Đánh giá an toàn của đoạn nối tiếp và công trình giao cắt;
- Đánh giá công tác quản lý vận hành;
- Đánh giá an toàn tổng hợp;
- Kiến nghị nội dung công tác khắc phục;
- Đánh giá an toàn cho các hạng mục quan trọng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?