Nội dung dự án tu bổ di tích ngoài các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án thì còn có những nội dung gì?
Nội dung dự án tu bổ di tích ngoài các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án thì còn có những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, dự án tu bổ di tích gồm những nội dung sau:
"Điều 15. Nội dung dự án tu bổ di tích
1. Thuyết minh dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ lập dự án tu bổ di tích;
b) Giới thiệu khái quát về di tích và giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích;
c) Báo cáo khảo sát chi tiết về các vấn đề lịch sử, khảo cổ, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, quá trình xây dựng, tu bổ, kỹ thuật, vật liệu xây dựng di tích; đánh giá tình trạng kỹ thuật, tình hình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích và các kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Mục tiêu dự án tu bổ di tích;
đ) Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
e) Phương án quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích và các phương án: Giải tỏa vi phạm di tích (nếu có); bảo quản, tu bổ, phục hồi từng hạng mục của di tích; tôn tạo cảnh quan; bảo vệ di tích và các hiện vật trong quá trình thi công; duy trì hoạt động tại di tích trong quá trình thi công; phòng, chống mối mọt, cháy nổ; xây dựng công trình mới và hạ tầng kỹ thuật;
g) Giải pháp kỹ thuật, công nghệ, vật liệu sử dụng để bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
h) Chỉ tiêu đối với thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mới;
i) Đánh giá tác động môi trường của dự án tu bổ di tích bao gồm các nội dung sau:
- Liệt kê chất thải và đánh giá tác động của chất thải phát sinh từ việc thực hiện dự án;
- Biện pháp xử lý chất thải và các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Trường hợp dự án sử dụng đất di tích mà không thuộc dự án tu bổ di tích thì phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
k) Phương án bảo dưỡng, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích sau khi hoàn thành dự án;
l) Dự toán kinh phí và nguồn vốn thực hiện dự án tu bổ di tích;
m) Tiến độ thực hiện dự án bổ di tích.
2. Bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình.
3. Thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích gồm:
a) Bản vẽ, ảnh tư liệu liên quan đến quá trình hình thành, tồn tại, biến đổi và những lần tu bổ trước đây của di tích;
b) Các bản vẽ hiện trạng di tích gồm:
- Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, tỷ lệ 1:50.000;
- Bản vẽ hiện trạng mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500;
- Bản vẽ hiện trạng mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ hiện trạng từng bộ phận của công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50;
c) Bản vẽ thiết kế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích gồm:
- Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, tỷ lệ 1:500;
- Bản vẽ thiết kế mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt từng hạng mục công trình, bản vẽ thiết kế từng bộ phận của công trình được bảo quản, tu bổ, phục hồi, tỷ lệ 1:50;
d) Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng mới theo quy định của pháp luật về xây dựng;
đ) Bản vẽ phối cảnh thể hiện trên khổ giấy A3."
Như vậy, ngoài thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích, nội dung dự án tu bổ di tích còn gồm có thuyết minh dự án tu bổ di tích và bộ ảnh màu kích thước 10 x 15 cm, chụp vào thời điểm khảo sát, thể hiện tổng thể và từng hạng mục di tích, kết cấu tiêu biểu, hiện vật, tình trạng kỹ thuật của công trình.
Nội dung dự án tu bổ di tích ngoài các nội dung liên quan đến thiết kế cơ sở của dự án thì còn có những nội dung gì? (Nguồn ảnh: Internet)
Dự án tu bổ di tích do tổ chức, cá nhân nào thành lập?
Tại Điều 17 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, thẩm quyền lập dự án tu bổ di tích được quy định như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
1. Căn cứ danh mục dự án thành phần của quy hoạch di tích đã được phê duyệt, sự xuống cấp của di tích và khả năng bố trí kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc khả năng huy động nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và đầu tư công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích quyết định việc lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích và lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích.
2. Chủ đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo quy định của pháp luật hiện hành."
Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích quyết định việc lập dự án tu bổ di tích và lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích. Những chủ đầu tư này chịu trách nhiệm lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 166/2018/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 18. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích
1. Thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích;
b) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia sau khi có văn bản thẩm định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh sau khi có văn bản thẩm định của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể nội dung dự án tu bổ di tích cũng như cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập và thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích theo quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?