Nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật quy định thế nào? Việc phổ biến giáo dục pháp luật thông qua phương tiện điện tử hay phương tiện thông tin đại chúng?

Thời gian gần đây, tại xã tôi có phát động về phổ biến, giáo dục pháp luật và được thực hiện bằng rất nhiều hình thức đa dạng, thu hút khá nhiều người dân tham gia tìm hiểu pháp luật. Tôi muốn hỏi pháp luật có những nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật nào? Có bắt buộc phải áp dụng tất cả các hình thức đó hay không? Và việc phổ biến giáo pháp luật thông qua phương tiện điện tử như thế nào? Mong nhận được phản hồi.

Pháp luật có những nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật nào?

Phổ biến giáo dục pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật

Về nội dung phổ biến giáo dục pháp luật, tại Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định như sau:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật bằng những hình thức nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật bằng những hình thức sau đây:

- Họp báo, thông cáo báo chí.

- Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.

- Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

- Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.

- Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.

- Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.

Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử được quy định như thế nào?

Ngoài ra, tại Điều 13 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, khi đăng tải những thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử cần lưu ý như sau:

Thứ nhất, các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

(1) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;

(2) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;

(3) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;

(3) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.

Phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng ra sao?

Bên cạnh việc đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử thì phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng không kém phần quan trọng. Tại Điều 14 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định như sau:

"Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật."

Trên đây là toàn bộ các nội dung, hình thức về việc phổ biến, giáo dục pháp luật. Và tại xã anh có phổ biến cho người dân để tham gia để tìm hiểu pháp luật, đối chiếu với các Điều khoản nêu trên, thì hình thức này không có bắt buộc phải áp dụng. Tự nguyên mỗi người dân nên có ý thức tham gia để biết thêm, hiểu rõ hơn về pháp luật. Ngoài ra, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử hay trên các phương tiện thông tin đại chúng cần thực hiện đúng theo Luật định.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật cần có trình độ thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
18,070 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào